Cho 20,7 gam hỗn hợp gồm Mg, Al, Cu, Zn vào dung dịch HCl dư, đến khi phản ứng kết thúc thấy thoát ra 11,2 lít H2 (ở đktc) và thu được dung dịch Y chứa m gam muối. Giá trị của m gam muối là?
A. 58,45 B. 48,80 C. 59,05 D. 56,20
nH2 = 0,5 —> nCl- = 1
m muối = mMg + mAl + mZn + mCl- < 20,7 + 1.35,5 = 56,2
—> m = 48,8
Đun nóng hỗn hợp E chứa peptit X (CxHyOzN7) và peptit Y (CnHmO7Nt) với 500 ml dung dịch NaOH 1M (lấy dư 25% so với phản ứng) thu được hỗn hợp F có chứa a mol muối A và b mol muối B (A, B là muối của amino axit no chứa 1 nhóm –NH2 và 1 nhóm –COOH; A hơn B một nhóm –CH2). Đốt cháy toàn bộ F thu được hỗn hợp gồm CO2, H2O, N2 và Na2CO3; trong đó tổng khối lượng của CO2 và H2O là 49,42 gam. Tỉ lệ a : b gần nhất với
A. 0,60. B. 0,65. C. 0,70. D. 0,75
Hỗn hợp M gồm peptit X, peptit Y và peptit Z chúng cấu tạo từ cùng một loại amino axit và có tổng số nhóm -CO-NH- trong ba phân tử là 11. Với tỉ lệ nX : nY : nZ = 4 : 6 : 9, thủy phân hoàn toàn m gam M thu được 72 gam glyxin; 56,96 gam alanin và 252,72 gam Valin. Giá trị của m và loại peptit Z là A. 341,36 và hexapeptit. B. 341,36 và tetrapeptit. C. 327,68 và tetrapeptit. D. 327,68 và hexapeptit
Hai thanh kim loại giống nhau (đều cùng nguyên tố R hóa trị II) và có cùng khối lượng. Cho thanh thứ nhất vào dung dịch Cu(NO3)2 và thanh thứ hai vào dung dịch Pb(NO3)2. Sau một thời gian, khi số mol 2 muối bằng nhau, lấy hai thanh kim loại đó ra khỏi dung dịch thấy khối lượng thanh thứ nhất giảm đi 0,2% còn khối lượng thanh thứ hai tăng 28,45%. Xác định nguyên tố R.
Hợp chất thơm X có công thức phân tử C8H8O2 vừa có khả năng tác dụng với Na, vừa có khả năng tác dụng với NaOH và dung dịch của X làm quì tím chuyển thành màu hồng. Số đồng phân cấu tạo của X là
A. 3 B. 4 C. 5 D. 6
Một hỗn hợp X gồm 0,1 mol ancol đơn chức và 0,12 mol axit đơn chức có cùng số nguyên tử H trong phân tử. Đun nóng hỗn hợp X thu được 6,88 gam este (hiệu suất phản ứng este hóa đạt 80%). Vậy ancol và axit ban đầu là:
A. CH3OH và CH2=CH-COOH
B. C2H5OH và C2H5COOH
C. C2H5OH và C3H5COOH
D. CH3OH và CH3COOH
Chia m gam hỗn hợp M gồm hai ancol đơn chức kế tiếp trong dãy đồng đẳng thành 2 phần bằng nhau. Cho phần một tác dụng với Na (dư), được 3,36 lít khí hiđro (đktc). Cho phần hai phản ứng hoàn toàn với CuO ở nhiệt độ cao, được hỗn hợp M1 chứa hai anđehit (ancol chỉ biến thành anđehit). Toàn bộ lượng M1 phản ứng hết với AgNO3 trong NH3, thu được 86,4 gam Ag. Giá trị của m là
A. 24,8 gam B. 30,4 gam
C. 15,2 gam D. 45,6 gam
X mạch hở có công thức C3Hy. Một bình có dung tích không đổi chứa hỗn hợp khí gồm X và O2 dư ở 150°C, áp suất 2 atm. Bật tia lửa điện để đốt cháy X sau đó đưa bình về 150°C, áp suất bình vẫn là 2 atm. Người ta trộn 9,6 gam X với 0,6 gam H2 rồi cho qua bình Ni nung nóng (H=100%) thì thu được hỗn hợp Y. Khối lượng mol trung bình của Y là:
A. 52,5 B. 46,5 C. 48,5 D. 42,5
Có một hỗn hợp X gồm C2H2, C3H6, C2H6. Đốt cháy hoàn toàn 24,8 gam hỗn hợp trên thu được 28,8 gam H2O. Mặt khác 0,5 mol hỗn hợp trên tác dụng vừa đủ với 500 gam dung dịch Br2 20%. Phần trăm khối lượng của C2H2 trong hỗn hợp X là:
A. 33,33% B. 25,25% C. 50% D. 41,94%
Một loại chất béo có chỉ số iot là 3,81. Tính thành phần % các chất trong mẫu chất béo trên giả sử mẫu chất béo gồm triolein và tripanmitin. % triolein và tripanmitin lần lượt là
A. 40%; 60% B. 4,46%; 95,54%
C. 50%; 50% D. 4,42%; 95,58%
Hỗn hợp X gồm alanin, axit glutamic và axit acrylic. Hỗn hợp Y gồm propen và trimetylamin. Đốt cháy hoàn toàn a mol X và b mol Y thì tổng số mol oxi cần dùng vừa đủ là 1,14 mol, thu được H2O, 0,1 mol N2 và 0,91 mol CO2. Mặt khác, khi cho a mol X tác dụng với dung dịch KOH dư thì lượng KOH phản ứng là m gam. Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Giá trị của m là
A. 11,2. B. 16,8. C. 10,0. D. 14,0.
Loga.vn - Cộng Đồng Luyện Thi Trực Tuyến