Cho 200 ml dung dịch Al2(SO4)3 0,5M tác dụng với 200 gam dung dịch NaOH thu được 11,7 gam kết tủa trắng. Nồng độ dung dịch NaOH lớn nhất đã dùng là
A. 10%. B. 9%. C. 12%. D. 13%.
nAl2(SO4)3 = 0,1 —> nAl3+ = 0,2
nAl(OH)3 = 0,15
—> nNaOH max = 4nAl3+ – nAl(OH)3 = 0,65
—> C%NaOH max = 13%
Cho các phát biểu sau (a) Thủy phân hoàn toàn vinyl axetat bằng NaOH thu được natri axetat và anđehit fomic. (b) Polietilen được điều chế bằng phản ứng trùng ngưng. (c) Ở điều kiện thường anilin là chất khí. (d) Tinh bột thuộc loại polisaccarit. (e) Ở điều kiện thích hợp, triolein tham gia phản ứng cộng H2. Số phát biểu đúng là
A. 4. B. 2. C. 5. D. 3.
Hỗn hợp A gồm tripeptit Ala-Gly-X và tetrapeptit Gly-Gly-Ala-X (X là α-aminoaxit có 1 nhóm NH2 và 1 nhóm COOH trong phân tử). Đốt cháy hoàn toàn 0,29 mol hỗn hợp A sau phản ứng thu được 65,632 lít khí CO2 ở điều kiện tiêu chuẩn và 48,69 gam H2O. Mặt khác cho 1/10 lượng hỗn hợp A tác dụng vừa đủ với dung dịch KOH thu được m gam muối khan. Tổng khối lượng muối của glyxin và muối của X trong m gam là?
A. 13,412 B. 9,174 C. 10,632 D. 9,312
Cho hỗn hợp K2CO3 và NaHCO3 (tỉ lệ mol 1 : 2) vào bình dung dịch Ba(HCO3)2 thu được kết tủa X và dung dịch Y. Thêm từ từ dung dịch HCl 0,5M vào bình đến khi không còn khí thoát ra thì hết 560 ml. Biết toàn bộ Y phản ứng vừa đủ với 190 ml dung dịch NaOH 1M. Khối lượng kết tủa X là:
A. 9,85. B. 8,865. C. 7,88. D. 17,73.
Có các phát biểu sau: (a) Glucozơ và axetilen đều là hợp chất không no nên đều tác dụng với nước brôm. (b) Có thể phân biệt glucozơ và fructozơ bằng phản ứng tráng bạc. (c) Kim loại Ba và K có cùng kiểu mạng tinh thể lập phương tâm khối. (d) Khi đun nóng tristearin với nước vôi trong thấy có kết tủa xuất hiện. (e) Amilozơ là polime thiên nhiên có mạch phân nhánh. (g) Tơ visco, tơ nilon-6,6, tơ nitron, tơ axetat là các loại tơ nhân tạo. (h) Oxi hóa hoàn toàn glucozơ bằng hiđro (Ni, t°) thu được sorbitol. Số phát biểu đúng là:
A. 5. B. 4. C. 2. D. 3.
Cho các thí nghiệm sau: (a) Cho Ba vào dung dịch chứa phèn chua. (b) Cho FeCl2 vào dung dịch AgNO3. (c) Cho Ca(OH)2 vào dung dịch chứa Mg(HCO3)2. (d) Sục khí NH3 vào dung dịch chứa hỗn hợp CuCl2 và AlCl3. (e) Cho miếng nhôm vào dung dịch NaOH dư rồi sau đó sục khí CO2 vào. Tồng số thí nghiệm có khả năng tạo hỗn hợp các chất kết tủa là
A. 2. B. 5. C. 3. D. 4.
Cho 10,4 gam hỗn hợp X gồm Fe và Mg tác dụng hết với lượng dư dung dịch HCl thu được dung dịch Y và 6,72 lít khí (đktc). Khối lượng muối có trong Y là
A. 16,15 gam. B. 15,85 gam.
C. 31,70 gam. D. 32,30 gam.
Loga.vn - Cộng Đồng Luyện Thi Trực Tuyến