Cho 200 ml dung dịch hỗn hợp gồm Ba(OH)2 0,1M và NaOH 0,1M phản ứng với x ml dung dịch H2SO4 0,05M thu được (200 + x) ml dung dịch có pH = 13. Sau phản ứng, khối lượng kết tủa tối đa thu được là
A. 1,94 gam. B. 1,32 gam. C. 4,66 gam. D. 2,33 gam.
nBa(OH)2 = nNaOH = 0,02 —> nOH- = 0,06
nH2SO4 = 0,05V —> nH+ = 0,1V
pH = 13 —> [OH-] = 0,1 —> nOH- dư = 0,1(V + 0,2)
—> 0,06 – 0,1V = 0,1(V + 0,2)
—> V = 0,2 lít
—> nSO42- = 0,01 —> nBaSO4 = 0,01
—> mBaSO4 = 2,33 gam
Trộn 0,54 gam bột nhôm với hỗn hợp gồm bột Fe2O3 và CuO rồi tiến hành phản ứng nhiệt nhôm, thu được hỗn hợp X. Hòa tan hoàn toàn X trong dung dịch HNO3, thu được hỗn hợp khí gồm NO và NO2 có tỉ lệ số mol tương ứng là 1 : 3. Thể tích khí NO (ở đktc) là
A. 0,025 lít. B. 0,075 lít. C. 0,672 lít. D. 0,224 lít.
Đốt cháy kim loại R trong bình chứa khí clo, thu được 32,5 gam muối. Thể tích khí clo đã phản ứng là 6,72 lít (ở đktc). Kim loại R là
A. Fe. B. Mg. C. Cu. D. Al.
Cho các chất: CH3COOCH3; ClNH3CH2COOH; HOCH2C6H4OH; CH3COOC6H5; HCOOH. Số chất tác dụng với NaOH trong dung dịch theo tỉ lệ mol 1 : 2 là
A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.
Hỗn hợp X gồm hai axit cacboxylic no, mạch hở. Đốt cháy hoàn toàn 0,3 mol X, thu được 11,2 lít khí CO2 (ở đktc). Trung hòa 0,15 mol X cần 500 ml dung dịch NaOH 0,5M. Công thức của hai axit trong X là
A. CH3COOH và HCOOH.
B. CH3COOH và C2H5COOH.
C. HCOOH và HOOC-COOH.
D. HCOOH và CH2(COOH)2.
Trong hợp chất sau đây có mấy liên kết peptit: NH2-CH2-CONH-CH(CH3)-CONH-CH(C6H5)-CONH-CH2-CH2-COOH?
A. 1. B. 3. C. 2. D. 4.
Cho m gam hỗn hợp A gồm Al và Fe3O4. Nung A trong khí trơ, nhiêt độ cao để phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được hỗn hợp B. Nghiền nhỏ B, trộn đều, chia 2 phần không bằng nhau: Phần 1 (phần ít): Tác dụng với dung dịch NaOH dư thu được 1,176 lít khí H2. Tách riêng chất không tan đem hòa tan trong dung dịch HCl dư thu được 1,008 lít. Phần 2 (phần nhiều): Cho tác dụng với dung dịch HCl dư thu được 6,552 lít khí. Giá trị của m và thành phần % khối lượng của một chất có trong hỗn hợp A gần giá trị nào nhất sau đây?(các thể tích khí đo ở đktc).
A. 23 và 64%. B. 22 và 63%.
C. 23 và 37%. D. 22 và 36%.
Muối của axit fomic có tác dụng được với dung dịch brom không ạ ?
Hợp chất hữu cơ X mạch hở có công thức phân tử C7H8O4. Thủy phân hoàn toàn X trong dung dịch NaOH đun nóng, thu được muối Y và hai chất hữu cơ Z và T (thuộc cùng dãy đồng đẳng). Axit hóa Y, thu được hợp chất hữu cơ E (chứa C, H, O). Phát biểu nào sau đây đúng?
A. X có hai đồng phân cấu tạo.
B. E tác dụng với Br2 trong CCl4 theo tỉ lệ mol 1:2.
C. Z và T là hợp chất no, đơn chức.
D. Phân tử E có số nguyên tử hiđro bằng số nguyên tử oxi.
Thổi từ từ V lít CO (đktc) đi qua ống sứ đựng 51,6 gam hỗn hợp X gồm CuO, Al2O3 và Fe3O4 tỉ lệ mol lần lượt là 1 : 2 : 1. Các phản ứng xảy ra hoàn toàn, kết thúc phản úng thu dược hỗn hợp khí Y có tỉ khối so với H2 bằng 19. Cho toàn bộ Y hấp thụ vào dung dịch Ca(OH)2 thu được 30 gam kết tủa và dung dịch Z. Cho dung dịch Z phản ứng với lượng dư dung dịch Ba(OH)2 thấy tạo thành m gam kết tủa. Giá trị của V và m lần lượt là
A. 17,92 và 29,7. B. 17,92 và 20.
C. 11,20 và 20. D. 11,20 và 29,7.
Tiến hành điện phân dung dịch chứa m gam hỗn hợp CuSO4 và KCl. Kết quả quá trình điện phân được biểu diễn trong đồ thị sau:
Biết các khí đều đo ở đktc. Giá trị m là:
A. 35,82. B. 38,16. C. 37,74. D. 40,72.
Loga.vn - Cộng Đồng Luyện Thi Trực Tuyến