Cho 3,1 gam glyxin tác dụng vừa đủ với 1 lượng Na0H, khối lượng muối tạo ra là bao nhiêu
n muối = nGly = 3,1/75
—> mNH2-CH2-COONa = 97.3,1/75 = 4 gam
Cho 10 gam oxit của kim loại M hóa trị 2 tác dụng vừa đủ với dung dịch H2SO4 24,5% thu được dung dịch muối có nồng độ 33,33%. Làm lạnh nó thấy có 15,625 gam chất rắn X tách ra, phần dung dịch bão hòa có nồng độ 22,54%.
a) Tìm M.
b) Tìm công thức hóa học X.
T là este thuần chức mạch hở được tạo bởi glixerol và ba axit X, Y, Z. Đốt cháy hoàn toàn 19,52 gam hỗn hợp P chứa X, Y, Z, T cần dùng 0,92 mol khí O2. Nếu lấy 0,168 mol P cho qua dung dịch nước Br2 dư thì thấy có 0,364 mol Br2 tham gia phản ứng. Mặt khác lấy 29,28 gam P cho vào 760 ml dung dịch KOH 1M thì thấy KOH dư 0,4 mol, cô cạn dung dịch đem chất rắn nung nóng trong CaO thu được hỗn hợp hidrocacbon Q. Biết rằng lượng axit có trong 29,28 gam P có thể phản ứng tối đa với 0,12 mol Br2. Các phản ứng hoàn toàn, tỉ khối của Q so với hidro có giá trị gần nhất với
A. 12 B. 14 C. 16 D. 20
X, Y là 2 peptit được tạo từ các α-amino axit no, mạch hở chứa 1 nhóm –NH2 và 1 nhóm -COOH. Đun nóng 0,1 mol hỗn hợp E chứa X, Y bằng dung dịch NaOH (vừa đủ). Cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được m gam muối khan. Đốt cháy toàn bộ lượng muối này thu được 0,2 mol Na2CO3 và hỗn hợp gồm CO2, H2O, N2 trong đó tổng khốilượng của CO2 và H2O là 65,6 gam. Mặt khác đốt cháy 1,51m gam hỗn hợp E cần dùng a mol O2, thu được CO2, H2O, N2. Giá trị của a gần nhất với
A. 2,5 B. 1,5 C. 3,5 D. 3,0
Hoà tan hoàn toàn m gam bột nhôm trong dung dịch chứa HCl và HNO3 thu được 3,36 lít hỗn hợp Y gồm hai khí không màu, dung dịch còn lại chỉ chứa muối của cation Al3+. Đem toàn bộ lượng hỗn hợp khí Y trộn với 1 lít oxi thu được 3,688 lít hỗn hợp gồm 3 khí. Biết thể tích các khí đều đo ở đktc và khối lượng của hỗn hợp khí Y nhỏ hơn 2 gam. Tìm m.
A. 9,72 gam. B. 3,24 gam. C. 8,10 gam. D. 4,05 gam.
Thủy phân hết 1 lượng pentapeptit X trong môi trường axit thu được 32,88 gam Ala–Gly–Ala–Gly; 10,85 gam Ala–Gly–Ala; 16,24 gam Ala–Gly–Gly; 26,28 gam Ala–Gly; 8,9 gam Alanin còn lại là Gly–Gly và Glyxin. Tỉ lệ số mol Gly–Gly : Gly là 10 : 1. Tổng khối lượng Gly–Gly và Glyxin trong hỗn hợp sản phẩm là:
A. 27,9 B. 29,7 C. 13,95 D. 28,8
X, Y, Z (MX < MY < MZ < 180) là 3 este đều mạch hở, không chứa nhóm chức khác. Đun nóng hỗn hợp E chứa X, Y, Z (trong đó X chiếm 30,44% về khối lượng) với 450ml dung dịch NaOH 1M. cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được phần rắn và thu được hỗn hợp F gồm 3 ancol đều có số nguyên tử cacbon bằng số nguyên tử oxi. Đốt cháy hoán toàn F cần 0,385 mol O2, thu được 8,46 gam H2O. Lấy phần rắn đun với CaO thu được 3,36 lít H2 duy nhất. Phần trăm khối lượng Y trong E là:
A. 19,95% B. 16,63% C. 13,30% D. 26,61%
Cho 0,125 mol α-amino axit A tác dụng với 200 ml dung dịch HCl 1M thu được dung dịch X. Dung dịch X tác dụng vừa đủ với 300 ml dung dịch NaOH 1,5M thu được dung dịch Y. Cô cạn dung dịch Y thu được 35,575 gam rắn khan. E là tetrapeptit A-B-A-B (B là α-amino axit no chứa 1 nhóm -NH2 và 1 nhóm -COOH). Đốt cháy hoàn toàn 8,92 gam E bằng lượng oxi vừa đủ thu được CO2, H2O và N2 trong đó tổng khối lượng của CO2 và H2O là 21,24 gam. B là
A. Glyxin B. Valin C. Alanin D. α-amino butanoic
Hỗn hợp T gồm 3 este A, B, C (với MA < MB < MC; MB = 0,5(MA + MC). Thủy phân hoàn toàn m gam hỗn hợp T thu được hỗn hợp U gồm 3 axit hữu cơ đồng đẳng kế tiếp và 16 gam hỗn hợp V gồm 3 chất hữu cơ không là đồng phân của nhau, có cùng số nguyên tử cacbon. Đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp U được 15,68 lít CO2 (đktc). Mặt khác đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp V được 26,4 gam CO2 và 14,4 gam H2O. Hỗn hợp V phản ứng hoàn toàn với dung dịch AgNO3/NH3 dư thu được 21,6 gam Ag. Phần trăm khối lượng của B trong T gần giá trị nào nhất?
A. 15,9% B. 31,2% C. 34,5% D. 20,9%
Thủy phân hoàn toàn m gam pentapeptit M mạch hở, thu được hỗn hợp X gồm hai α-amino axit X1 và X2 (đều no, mạch hở, phân tử chứa 1 nhóm –NH2 và 1 nhóm –COOH). Đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp X trên cần dùng vừa đủ 2,268 lít O2 (đktc), chỉ thu được H2O, N2 và 1,792 lít CO2 (đktc). Tìm giá trị của m là
A. 2,295. B. 1,935. C. 2,806. D. 1,806.
Hỗn hợp T gồm ba peptit mạch hở X, Y, Z có tỉ lệ mol tương ứng là 2 : 3 : 4. Thủy phân hoàn toàn 35,97 gam T thu được hỗn hợp sản phẩm gồm 0,29 mol A gam và 0,18 mol B. Biết tổng số liên kết peptit trong ba phân tử X, Y, Z bằng 16, A và B đều là amionaxit no, có 1 nhóm –NH2 và 1 nhóm –COOH trong phân tử. Nếu đốt cháy 4x mol X hoặc 3x mol Y đều thu được số mol CO2 bằng nhau. Đót cháy hoàn toàn m gam hỗn hợp T thu được N2, 0,74 mol CO2 và a mol H2O. Giá trị a gần nhất là:
A. 0,65 B. 0,67 C. 0,69 D. 0,72
Loga.vn - Cộng Đồng Luyện Thi Trực Tuyến