Cho 300 ml dung dịch Ba(OH)2 0,5M vào 200 ml dung dịch chứa H2SO4 0,2M và Al2(SO4)3 0,15M. Sau khi kết thúc các phản ứng, thu được m gam kết tủa. Giá trị của m là.
A. 36,51 gam B. 33,41 gam
C. 34,97 gam D. 31,85 gam
nBa(OH)2 = 0,15 —> nBa2+ = 0,15 và nOH- = 0,3
nH2SO4 = 0,04 và nAl2(SO4)3 = 0,03 —> nH+ = 0,08; nAl3+ = 0,06 và nSO42- = 0,26
—> nBaSO4 = 0,15
Dễ thấy nOH- > nH+ + 3nAl3+ nên Al(OH)3 đã tan trở lại một phần.
nOH- = nH+ + 4nAl3+ – nAl(OH)3 —> nAl(OH)3 = 0,02
—> m↓ = 36,51
Cho 4,6 gam kim loại M tác dụng với 200 ml dung dịch HCl 1M, cô cạn dung dịch sau phản ứng, thu được 12,21 gam rắn khan. Kim loại M là.
A. Na B. Mg C. Ca D. K
Hỗn hợp hai kim loại kiềm kế tiếp nhau cho tác dụng với HCl vừa đủ rồi cô cạn thì được m1 gam muối khan. Cùng lượng hỗn hợp hai kim loại kiềm đó tác dụng với H2SO4 vừa đủ rồi cô cạn thu được m2 gam muối khan
– Tính tổng số mol hai kim loại kiềm theo m1, m2.
– Nếu m2 = 1,1807m1 thì hai kim loại kiểm là những nguyên tố nào?
– Với m1 + m2 = 90,5 gam. Tính khối lượng hỗn hợp hai kim loại kiềm ban đầu.
Cho m gam hỗn hợp E gồm este hai chức X (a gam), este đơn chức Y (b gam) được tạo bởi ancol etylic, X, Y đều mạch hở. Đốt cháy hết m gam E, thu được 2,11 mol CO2. Mặt khác, m gam E tác dụng vừa đủ với 250 ml dung dịch KOH 2,28M, cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được một muối duy nhất và 23,5 gam hỗn hợp H gồm hai ancol hơn kém nhau một nguyên tử cacbon. Giá trị a – b gần nhất với
A. 7 B. 6 C. 9 D. 5
X là tetrapeptit: Gly-Ala-Gly-Gly, Y là tripeptit Gly-Glu-Ala. Đun m gam hỗn hợp T gồm X, Y có tỉ lệ mol tương ứng là 4 : 3 với dung dịch NaOH vừa đủ, sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn cô cạn dung dịch thu được 420,75 gam chất rắn khan. Giá trị của m là
A. 322,45 B. 407,65 C. 279,75 D. 298,65
Đốt cháy hoàn toàn 4,03 gam triglixerit X bằng một lượng oxi vừa đủ, cho toàn bộ sản phẩm cháy hấp thụ hết vào bình đựng nước vôi trong dư thu được 25,5 gam kết tủa và khối lượng dung dịch thu được giảm 9,87 gam so với khối lượng nước vôi trong ban đầu. Mặt khác, khi thủy phân hoàn toàn 8,06 gam X trong dung dịch NaOH dư, đun nóng, thu được dung dịch chứa m gam muối. Giá trị của m là
A. 7,36 B. 8,34 C. 9,74 D. 4,87
Cho 8,64 gam Al vào dung dịch X (được tạo thành bằng cách hòa tan 74,7 gam hỗn hợp Y gồm CuCl2 và FeCl3 vào nước). Kết thúc phản ứng, thu được 17,76 gam chất rắn gồm hai kim loại. Tỉ lệ số mol FeCl3 : CuCl2 trong hỗn hợp Y là
A. 2:1 B. 3:2 C. 3:1 D. 5:3
Hỗn hợp X gồm peptit A có công thức Gly-Gly-Val và peptit mạch hở B có công thức CxHyN6O7. Lấy 0,06 mol X tác dụng vừa đủ với 0,24 mol NaOH thì thu được sản phẩm là dung dịch gồm p mol muối của glyxin, q mol muối của valin. Nếu đốt cháy hoàn toàn 9,06 gam hỗn hợp X bằng lượng oxi vừa đủ thì thu được N2 và 21,78 gam hỗn hợp CO2 và H2O. Giá trị của p : q gần nhất với
A. 1,05 B. 2,10 C. 1,96 D. 0,50
Có một hỗn hợp Z gồm hai este X và Y, tạo bởi một axit no đơn chức với cùng một rượu đơn chức. Đốt cháy hoàn toàn 0,15 mol Z và cho toàn bộ sản phẩm phản ứng hấp thụ vào bình đựng lượng dư dung dịch Ba(OH)2, thấy khối lượng bình tăng thêm 23,25 gam và trong bình xuất hiện 73,875 gam kết tủa.
Xác định công thức phân tử, viết công thức cấu tạo của X và Y và gọi tên chúng, biết rằng tỷ lệ khối lượng phân tử MY : MX = 18,5 : 15
Cho 15,52 gam hỗn hợp Z phản ứng khi đun nóng với 680 ml dung dịch Ba(OH)2 0,25M (hiệu suất phản ứng bằng 100%). Lượng dư dung dịch bazơ phản ứng vừa đủ với 50 ml dung dịch HCl. Tính phần trăm khối lượng mỗi este trong hỗn hợp Z.
Thực hiện sơ đồ phản ứng sau (đúng với tỉ lệ mol các chất):
(1) X + 2NaOH → X1 + X2 + H2O
(2) X1 + H2SO4 → X3 + Na2SO4
(3) nX3 + nX4 → nilon-6,6 + 2nH2O
(4) X2 + 3O2 → 2CO2 + 3H2O
Nhận định nào sau đây là sai?
A. X2, X3, X4 đều có mạch cacbon không phân nhánh.
B. Đun nóng X2 với H2SO4 đặc ở 170°C thu được một anken duy nhất.
C. Đốt cháy hoàn toàn 1 mol X1, thu được 5 mol CO2 và 4 mol H2O.
D. X có công thức phân tử là C8H12O4.
Hỗn hợp X chứa chất Y (C2H7O3N) và chất Z (C5H14O4N2); trong đó Z là muối của axit đa chức. Đun nóng 17,8 gam X với 400 ml dung dịch KOH 1M, cô cạn dung dịch sau phản ứng, thu được hỗn hợp rắn T và hỗn hợp khí gồm hai amin có tỉ khối so với He bằng 8,45. Tổng khối lượng của muối có trong rắn T là.
A. 18,08 gam B. 21,28 gam C. 12,96 gam D. 23,20 gam
Loga.vn - Cộng Đồng Luyện Thi Trực Tuyến