Cho 300 ml dung dịch KOH dư vào 100 ml dung dịch H2SO4 1M đến khi phản ứng hoàn toàn thu được dung dịch X. Cô cạn dung dịch X thu được 23,0 gam chất rắn khan. Nồng độ mol/lít của dung dịch KOH bằng:
A. 2,0M. B. 0,5M. C. 1,5M. D. 1,0M.
nH2SO4 = 0,1 —> Chất rắn khan gồm K2SO4 (0,1) và KOH dư (x mol)
m rắn = 56x + 0,1.174 = 23 —> x = 0,1
Bảo toàn K —> nKOH ban đầu = 0,3
—> CM = 1M
Nêu hiện tượng và viết phản ứng xảy ra ở các thí nghiệm sau: (a) Nhúng thanh Fe vào dung dịch CuSO4. (b) Nhúng thanh Cu vào dung dịch FeCl3. (c) Cho một mẫu Na vào dung dịch CuSO4. (d) Sục khí etylen vào dung dịch KMnO4. (e) Sục khí axetilen vào dung dịch AgNO3 trong NH3.
Những phản ứng hóa học nào sau đây có cùng phương trình ion thu gọn trong dung dịch?
(1) H2SO4 + 2NaOH → Na2SO4 + 2H2O
(2) H2SO4 + Cu(OH)2 → CuSO4 + 2H2O
(3) HNO3 + KOH → KNO3 + H2O
(4) 3HCl + Fe(OH)3 → FeCl3 + 3H2O
(5) Ca(OH)2 + CO2 → CaCO3 + H2O
(6) Ca(OH)2 + Ca(HCO3)2 → 2CaCO3 + 2H2O
A. 2 và 4 B. 5 và 6 C. 2 và 3 D. 1 và 3
Dung dịch X gồm các ion: Al3+, Cu2+, NH4+ và NO3-. Bằng các phản ứng hóa học hãy chứng minh sự có mặt của các ion đó trong dung dịch X?
Một nguyên tố R có hợp chất khí với hiđro là RH3, oxit cao nhất của R chứa 25,926% khối lượng R. Nguyên tố R là
A. nitơ. B. vanađi. C. lưu huỳnh. D. photpho.
Hoàn thành sơ đồ phản ứng sau (ghi rõ điều kiện phản ứng nếu có): Al4C3 → CH4 → C2H2 → C4H4 → C4H10 → C2H4 → C2H5OH. C4H10 → C3H6 → polipropilen.
Hỗn hợp X gồm có Al và Cu, cho 9,1 gam X tác dụng với dung dịch hỗn hợp gồm 2 axit H2SO4 và HNO3 đặc đun nóng, axit lấy dư 10% so với lượng cần thiết. Thấy thu được 6,72 lít hỗn hợp khí Y màu nâu, có 2 khí ở đktc, dY/H2 = 29 và dung dịch Z chỉ có 2 muối kim loại và axit dư. Hãy tính khối lượng muối có trong dung dịch Z.
Cân bằng các phản ứng oxi hóa – khử bằng phương pháp thăng bằng electron
a. CH≡CH + KMnO4 + H2SO4 → (COOH)2 + MnSO4 + K2SO4 + H2O.
b. HCHO + AgNO3 + NH3 + H2O → (NH4)2CO3 + NH4NO3 + Ag.
Nung nóng 17,12 gam hỗn hợp X gồm vinylaxetylen, etylaxetylen, isobutylen, butadien và H2 với Ni thu được hỗn hợp Y. Dẫn Y lần lượt qua bình 1 đựng AgNO3/NH3 dư và bình 2 đựng nước Br2 dư thì thấy bình 1 xuất hiện m gam kết tủa, bình 2 tăng 9,36 gam. Khí thoát ra sau khi qua bình 2 là 1,568 lít (đktc) và lượng Br2 đã phản ứng là 40 gam. Các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Giá trị của m gần nhất với
A. 11. B. 11,2. C. 11,5. D. 11,8.
Hòa tan 6,58 gam chất A vào 100 gam nước thu được dung dịch B chứa 1 chất tan duy nhất. Cho lượng muối khan BaCl2 vào B thấy tạo ra 4,66 gam kết tủa, lọc bỏ kết tủa thu được dung dịch C. Cho 1 lượng Zn vừa đủ vào C thấy thoát ra 1,792 lít H2 (đktc) và thu được dung dịch D. Xác định A và % các chất trong D
Hỗn hợp X gồm Cu, Mg và Fe3O4. Cho 20,8 gam hỗn hợp X tác dụng với dung dịch H2SO4 loãng, dư sau phản ứng thu được dung dịch Y, thấy thoát ra 3,584 lít khí (đktc) và còn lại m gam chất rắn không tan. Cho dung dịch Y tác dụng với lượng dư dung dịch NaOH thu được kết tủa Z, lọc lấy Z nung ngoài không khí đến khối lượng không đổi thu được 19,2 gam chất rắn E. Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn.
a) Tính m
b) Tính thành phần phần trăm theo khối lượng các chất trong hỗn hợp X
Loga.vn - Cộng Đồng Luyện Thi Trực Tuyến