Cho 300 ml dung dịch NaOH 1M vào 500 ml dung dịch AlCl3 xM thu được 0,1 mol kết tủa. Nếu thêm tiếp 400ml dung dịch NaOH 1M vào bình sau phản ứng thu được 0,2 mol kết tủa. Giá trị của x là
A. 0,35 B. 0,3 C. 0,45 D. 0,32
Thêm tiếp 0,4 mol NaOH thì kết tủa tăng 0,2 – 0,1 = 0,1 mol nên đã có sự hòa tan kết tủa.
nNaOH tổng = 0,7 và nAlCl3 = 0,5x
—> 0,7 = 4.0,5x – 0,2 —> x = 0,45
Điện phân 0,8 lít dung dịch gồm AgNO3 0,1M và Cu(NO3)2 0,1M (điện cực trơ) trong t giờ với cường độ dòng điện 1,34A không đổi. Cho toàn bộ dung dịch sau điện phân tác dụng với 6,72 gam Fe (dư), thu được 4,68 gam 2 kim loại và khí NO (sản phẩm khử duy nhất của N+5). Giá trị của t là
A. 1,6 B. 2,4 C.2,0 D. 1,0
Hỗn hợp R gồm 3 peptit mạch hở A, B, X; đều được cấu tạo từ Alanin, Glyxin và Valin; trong đó số mắt xích Glyxin trong 3 peptit bằng nhau. Tỉ lệ số mol A : B : X = 1 : 1 : 2, tổng số nguyên tử Oxi trong 3 peptit bằng 24; tổng số nguyên tử cacbon trong 3 peptit gấp 3,75 lần số nguyên tử cacbon có trong X; số cacbon trong B nhiều hơn trong A một nguyên tử. Đốt 28,405 gam hỗn hợp R cần 35,5992 lít oxi (đktc), thu được 1 lượng CO2 gấp 2,5 lần lượng CO2 thu được khi rót từ từ dung dịch hỗn hợp gồm 0,24 mol Na2CO3 và 0,56 mol NaHCO3 và dung dịch chứa 0,6422 mol HCl. Phần trăm khối lượng của B trong hỗn hợp R là:
A. 29,38 B. 25,36 C. 30,08 D. 27,16
Chia 9,6 gam hỗn hợp gồm CuO và Fe2O3 thành 2 phần bằng nhau:
+ Phần 1: phản ứng với 100 ml dung dịch HCl x (mol/l), cô cạn hỗn hợp thu được 8,1 gam chất rắn.
+ Phần 2: phản ứng với 200 ml dung dịch HCl x (mol/l), cô cạn hỗn hợp thu được 9,2 gam chất rắn.
Xác định giá trị của x và phần trăm khối lượng CuO trong hỗn hợp.
Nhiệt phân 49,365 gam hỗn hợp chất rắn X gồm KMnO4, MnO2, KCl một thời gian thu được 48,085 gam hỗn hợp rắn Y. Hòa tan hoàn toàn Y trong V lít dung dịch HCl 1,6M đun nóng thu được dung dịch Z chỉ chứa các muối có cùng nồng độ mol và 11,872 lít khí Cl2 (đktc). Giá trị của V là
A. 1,15 B. 1,20 C. 1,25 D. 1,30
Cho từ từ 156 ml dung dịch X chứa H2SO4 0,5M vào 200 ml dung dịch Y gồm K2CO3 và KHCO3 thì thu được 1,7024 lít khí (đktc). Mặt khác nếu cho 200ml dung dịch Y vào 156 ml dung dịch X thì thu được V lít khí (đktc), cho thêm Ba(OH)2 dư vào dung dịch sau phản ứng thì thu được 32,358 gam kết tủa khan. Các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Giá trị của V gần nhất với giá trị nào sau đây?
A. 2,2. B. 2,6. C. 2,4. D. 2,8.
Nhiệt phân 5,99 gam hỗn hợp rắn gồm Al, Fe3O4, Fe2O3, Fe(NO3)2, (trong đó O chiếm xấp xỉ 34,725% về khối lượng). Sau một thời gian ta thu được hỗn hợp rắn X và 0,672 lít hỗn hợp khí. Hòa tan hoàn toàn X bằng một lượng dung dịch HCl 1M, sau phản ứng thu được dung dịch Y và 0,448 lít hỗn hợp khí gồm H2 và NO có tỉ khối so với He là 4. Dung dịch Y phản ứng vừa đủ với 200ml dung dịch AgNO3 1M thu được m gam kết tủa và giải phóng 0,224 lít khí NO duy nhất. Giá trị gần nhất của m là.
A. 28 gam B. 27 gam C. 29 gam D. 30 gam
Hấp thụ 11,2 lít CO2 (dktc) vào 500 ml dung dịch A có chưa NaOH 1M và Ca(OH)2. Tính khối lượng kết tủa thu được
Cho 1,5 gam FeS2 vào bình thép kín dung tích 4,48 lít (không chứa chất xúc tác), chứa đầy không khí (đktc) và nung nóng bình cho tới khi phản ứng xảy ra hoàn toàn. Sau phản ứng, người ta cho toàn bộ khí trong bình lội qua V ml dung dịch KOH 0,2M thì thu được dung dịch chứa 2,78g muối của kali.
Tìm V, biết rằng trong không khí oxi chiếm 20% về thể tích, phần còn lại là nitơ và hiệu suất của quá trình phản ứng tạo muối là 80%
Cho các chất: Al, Al2O3, Al(OH)3, Si, SiO2, Zn(OH)2, Cr(OH)3, Na2O, NaCl, Al4C3, Fe(OH)3, Ba(HCO3)2. Số chất trong dãy thỏa mãn khi hòa tan trong dung dịch NaOH loãng dư, điều kiện thường thấy tan hết và chỉ thu được một dung dịch duy nhất là:
A. 7. B. 8. C. 4. D. 6.
Crackinh hoàn toàn butan người ta thu được hỗn hợp A gồm 4 Hiđrocacbon A1, A2, A3, A4. Cho hỗn hợp A tác dụng với nước xúc tác thu được hỗn hợp B gồm ba chất B1, B2, B3. Oxi hóa B bằng CuO nung nóng thu được 2 chất lỏng C1, C2 có hòa tan một chất khí C3. Xác định các chất và viết phương trình hóa học.
Loga.vn - Cộng Đồng Luyện Thi Trực Tuyến