Cho 300ml dung dịch NaI 0,2 M tác dụng với 100ml dung dịch AgNO3 0,4M. Tính khối lượng kết tủa thu được sau phản ứng.

Các câu hỏi liên quan

nội dung kiểm tra gồm các bài : Bài học đường đời đầu tiên, Sông nước Cà Mau, Bức tranh của em gái tôi, Vượt thác, Đêm nay Bác không ngủ, Buổi học cuối cùng. I. TRẮC NGHIỆM (3,0 điểm) Câu 1: (0,5 điểm) Văn bản “Vượt thác” được trích từ tác phẩm nào? A. Dế Mèn phiêu lưu kí B. Quê nội C. Đất rừng phương Nam D. Tất cả đều sai. Câu 2: (0,5 điểm) Bài thơ “Đêm nay Bác không ngủ” được viết bằng thể thơ nào? A. 4 chữ B. 7 chữ C. Lục bát D. 5 chữ Câu 3: (0,5 điểm) Truyện “Buổi học cuối cùng” ra đời trong bối cảnh lịch sử nào? A. Trước cuộc chiến tranh Pháp – Phổ năm 1870 – 1871. B. Trong cuộc chiến tranh Pháp – Phổ năm 1870 – 1871. C. Sau cuộc chiến tranh Pháp – Phổ năm 1870 – 1871. D. Sau khi nước Pháp giành độc lập. Câu 4: (0,5 điểm) Chọn từ thích hợp điền vào chỗ trống để hoàn chỉnh đúng diễn biến tâm trạng của người anh trong truyện “Bức tranh của em gái tôi”: (xấu hổ, hãnh diện, ngỡ ngàng) “Tôi giật sững người. Chẳng hiểu sao tôi phải bám chặt lấy tay mẹ. Thoạt tiên là sự (1)…………….., rồi đến (2) ……….., sau đó là (3)………….” Câu 5: (0,5 điểm) Đánh dấu “x” vào nhận định đúng (Đ) hoặc sai (S): Bài học đường đời đầu tiên Dế Mèn nhận được trong đoạn trích “Bài học đường đời đầu tiên” là: Đ S A. Ở đời mà có thói hung hăng bậy bạ, có óc mà không biết nghĩ, sớm muộn cũng mang vạ vào mình. B. Không nên trêu chọc người khác, nhất là những kẻ hung dữ mạnh hơn mình. Câu 6: (0,5 điểm) Nối nội dung cột A phù hợp với nội dung cột B: A B 1. Nội dung văn bản “Sông nước Cà Mau”: a. Vẻ đẹp rộng lớn, hùng vĩ, đầy sức sống hoang dã và hình ảnh cuộc sống tấp nập, trù phú, độc đáo của vùng đất sông nước tận cùng Tổ quốc. 2. Nghệ thuật văn bản “Sông nước Cà Mau”: b. Vẻ đẹp hùng dũng và sức mạnh của con người lao động trên nền cảnh thiên nhiên rộng lớn, hùng vĩ. c. Miêu tả, cảm nhận trực tiếp, tinh tế và vốn hiểu biết phong phú của tác giả. II. TỰ LUẬN (7,0 điểm) Câu 1: (2,0 điểm) a. Tóm tắt truyện “Bức tranh của em gái tôi” (Tạ Duy Anh) (4-6 câu) b. Qua câu chuyện của hai anh em trong truyện “Bức tranh của em gái tôi”, theo em tác giả muốn truyền đạt đến chúng ta thông điệp gì? Câu 2: (2,0 điểm) Cảm nhận ngắn gọn về khổ thơ sau: “Đêm nay Bác không ngủ Vì một lẽ thường tình Bác là Hồ Chí Minh” (Đêm nay Bác không ngủ, Minh Huệ) Câu 3: (3,0 điểm) Từ ý nghĩa truyện “Buổi học cuối cùng”, em hãy viết đoạn văn ngắn (7 – 10 câu) trình bày suy nghĩ về việc giữ gìn và phát huy sự trong sáng của Tiếng Việt ở học sinh ngày nay.

Câu 1: Đọc đoạn thơ sau và trả lời các câu hỏi: … “Người đồng mình thương lắm con ơi Cao đo nỗi buồn Xa nuôi chí lớn Dẫu làm sao thì cha vẫn muốn Sống trên đá không chê đá gập ghềnh Sống trong thung không chê thung nghèo đói Sống như sông như suối Lên thác xuống ghềnh Không lo cực nhọc Người đồng mình thô sơ da thịt Chẳng mấy ai nhỏ bé đâu con”… (Theo Ngữ Văn 9, tập hai, trang 72, NXB Giáo dục, 2007) a. Nhận biết Đoạn thơ trên trích từ tác phẩm nào?Cho biết tên tác giả. b. Thông hiểu - Giải nghĩa cụm từ “người đồng mình”. - Qua hai câu thơ của đoạn trích: “Sống trên đá không chê đá gập ghềnh Sống trong thung không chê thung nghèo đói”. Em hãy cho biết người đồng mình sống ở vùng nào và đặc điểm của hoàn cảnh sống ở đó ra sao? c. Thông hiểu Tìm và nêu ý nghĩa của biện pháp tu từ so sánh có trong đoạn thơ trên. d. Vận dụng Qua lời tâm tình của đoạn thơ, người cha mong ước ở con cách sống như thế nào? Câu 2: (1.0 điểm) Vận dụng Trong đoạn văn sau có lỗi sau.Em hãy chỉ ra, giải thích lỗi sai và chữa lại cho đúng. Thúy Kiều và Thúy Vân là hai chị em.Tuy nhiên, Thúy Kiều là chị, Thúy Vân là em. Họ đều là những người con gái nết na, thùy mị. Câu 3: (2.0 điểm) Vận dụng cao “Luôn dậy sớm; luôn đúng hẹn, giữ lời hứa; luôn đọc sách … là những thói quen tốt ….” (Theo Băng Sơn – Giao tiếp đời thường) Trong những thói quen tốt được nên trên, em hãy chọn một thói quen em cần được rèn luyện.Viết một đoạn văn nghị luận xã hội (khoảng 10 – 15 dòng) trình bày suy nghĩ của em về việc rèn luyện thói quen tốt ấy. Câu 4: (5.0 điểm) Vận dụng cao Phân tích tình cảm sâu nặng và cao đẹp của nhân vật ông Sáu dành cho con trong đoạn trích “Chiếc lược ngà” của nhà văn Nguyễn Quang Sáng. (Theo Ngữ Văn 9, tập một, trang 195, NXB Giáo dục, 2008)