Cho 31,62 gam hỗn hợp MgO, Al2O3 vào 300 ml dung dịch HCl 2M. Phản ứng kết thúc thu được dung dịch X. Nhúng mẫu quỳ tím vào dung dịch X có hiện tượng gì?
X chứa các muối MgCl2, AlCl3 nên làm quỳ tím hóa đỏ (Axit dư hay không không quan trọng).
Chia 14,4 gam hỗn hợp M gồm axit đơn chức, mạch hở X và ancol đơn chức, mạch hở Y thành 3 phần bằng nhau:
– Cho phần một tác dụng hết với Na thu được 1,12 lít khí H2(đktc)
– Đốt cháy hoàn toàn phần hai, hấp thụ toàn bộ sản phẩm vào bình đựng nước vôi trong dư thu được 18 gam kết tủa.
– Đun nóng phần 3 với xúc tác H2SO4 đặc thu được m gam este Z và 0,54 gam H2O (hiệu suất phản ứng este hóa là 75%).
a) Xác định công thức của X, Y và Z.
b) Tính giá trị của m.
Hỗn hợp A gồm 6 gam chất X (CnH2n+1COOH) và 0,1 mol Y (HO-CmH2m-COOH). Để đốt cháy hoàn toàn A cần 11,2 lít oxi (đktc) và thu được 22 gam CO2.
1.Viết phản ứng đốt cháy.
2.Tìm CTPT và CTCT của X, Y.
3.Tính % khối lượng mỗi chất trong A.
Este X có công thức C12H12O4. Từ X thực hiện các phản ứng (theo đúng tỉ lệ mol):
(a) X + 3NaOH → X1 + X2 + X3 + H2O
(b) 2X1 + H2SO4 → 2X4 + Na2SO4
(c) X3 + X4 ↔ X6 + H2O (xúc tác H2SO4 đặc)
(d) nX6 (to,xt,P) → thủy tinh hữu cơ
(e) X2 + 2HCl → X5 + 2NaCl
Cho các phát biểu sau:
(1) Phân tử khối của X5 bằng 138.
(2) 1 mol X3 tác dụng với Na thu được 1 mol H2.
(3) Khi đốt cháy hoàn toàn 1 mol X2 cho 6 mol CO2.
(4) Các chất X5 và X4 đều là hợp chất đa chức.
(5) Phản ứng (c) thuộc loại phản ứng trùng ngưng.
(6) Phân tử X có 6 liên kết ϖ.
Số phát biểu sai là
A. 5 B. 2 C. 3 D. 4
Cho sơ đồ chuyển hóa sau (các phản ứng xảy ra theo đúng tỉ lệ mol):
(1) X (C10H8O6) + 4NaOH → X1 + X2 + X3 + 2H2O
(2) X1 + O2 → Na2CO3 + Y
(3) X2 + HCl → X4 + NaCl
(4) X3 + CO2 + H2O → X5 + NaHCO3
(a) X không tác dụng được với NaHCO3
(b) Có 2 công thức cấu tạo của X thỏa mãn
(c) Cho Y qua CuSO4 khan, chất rắn chuyển sang màu xanh.
(d) X4 là hợp chất hữu cơ tạp chức.
(e) Cho brom vào dung dịch X5 thu được kết tủa trắng.
Số phát biểu đúng là?
A. 2 B. 4 C. 3 D. 5
Cho hỗn hợp X gồm CuO, Fe2O3 có khối lượng 32 gam. Tiến hành các thí nghiệm sau:
TN1: Nếu cho hỗn hợp vào 400 gam dung dịch HNO3 c% rồi cô cạn thật cẩn thận thu được 79,52 gam chất rắn khan
TN2: Nếu cho hỗn hợp vào 600 gam dung dịch HNO3 c% phản ứng kết thúc cô cạn toàn bộ sản phẩm thu được 88,16 gam chất rắn khan
a) Thí nghiệm 1: Chứng minh CuO, Fe2O3 dư. Tính c
b) Thí nghiệm 2: Chứng minh HNO3 dư. Tính phần trăm theo khối lượng mỗi chất trong hỗn hợp X
Thực hiện các thí nghiệm sau: (a) Sục từ từ a mol khí CO2 vào dung dịch chứa 0,55a mol Ba(OH)2 (b) Sục từ từ khí CO2 đến dư vào dung dịch NaAlO2. (c) Cho dung dịch NaHCO3 vào dung dịch Ca(OH)2. (d) Cho AgNO3 vào dung dịch Fe(NO3)2 dư. (e) Cho Mg vào dung dịch FeCl3 dư. Sau khi các phản ứng kết thúc, số thí nghiệm tạo thành chất kết tủa là
A. 2. B. 4. C. 3. D. 5.
Hỗn hợp Z có khối lượng m gam gồm các ancol (đều có M<90) được chia thành 3 phần bằng nhau:
– Phần I cho tác dụng với Na dư, thu được 0,448 lít khí H2 (đktc).
– Phần II đem đốt cháy hoàn toàn thu được 1,76 gam CO2.
– Phần III được oxi hóa bằng CuO dư đun nóng, rồi đem sản phẩm thu được tác dụng với dung dịch AgNO3 trong NH3 dư, tạo thành 10,8 gam Ag.
Tính khối lượng mỗi ancol có trong m gam hỗn hợp Z.
Lên men 22,5 gam glucozơ để điều chế ancol etylic với hiệu suất 80%, thu được V lít khí CO2. Giá trị của V là
A. 2,24. B. 5,60. C. 1,12. D. 4,48.
Dẫn 0,275 mol hỗn hợp X gồm hơi nước và khí CO2 qua cacbon nung đỏ, thu được 0,475 mol hỗn hợp Y gồm CO, H2, CO2. Cho Y hấp thụ vào dung dịch chứa Ba(OH)2 dư, sau phản ứng thu được m gam kết tủa. Giá trị của m là
A. 14,775. B. 12,805. C. 9,85. D. 19,7.
Cho 15 gam hỗn hợp Fe, Zn, Mg tác dụng với O2 ở nhiệt độ cao, sau một thời gian thu được m gam hỗn hợp rắn X. Lượng chất rắn X phản ứng vừa đủ với 300 ml dung dịch HCl 2M, thu được 1,12 lít khí bay ra. Giá trị của m là
A. 15,8. B. 17,4. C. 19,8. D. 19,0.
Loga.vn - Cộng Đồng Luyện Thi Trực Tuyến