Cho 4 gam hỗn hợp bột Mg và Fe tác dụng với dung dịch HCl dư thấy có 0,2 gam khí thoát ra. Khối lượng hỗn hợp muối khan thu được là
A. 10,5 gam. B. 15,5 gam.
C. 11,1 gam. D. 1,55 gam.
nH2 = 0,1 —> nCl- = nHCl = 2nH2 = 0,2
m muối = m kim loại + mCl- = 11,1 gam
Hòa tan hoàn toàn chất rắn X trong dung dịch H2SO4 đặc, nóng dư thì số mol khí thoát ra gấp 1,5 lần số mol X đã phản ứng. X có thể ứng với dãy các chất nào sau đây?
A. Fe3O4, FeCO3 và FeSO3. B. Fe, Fe3O4 và FeS.
C. FeO, FeCO3 và FeSO4. D. Fe, FeCO3 và FeSO3.
Đốt cháy hoàn toàn 0,1 mol hiđrocacbon X không no, mạch hở cần dùng 0,5 mol khí O2, thu được sản phẩm cháy gồm CO2 và H2O. Mặt khác, cho 0,1 mol X tác dụng với AgNO3 dư trong dung dịch NH3, thu được m gam kết tủa. Giá trị của m là
A. 14,7. B. 16,1. C. 15,9. D. 25,4.
Để thu được 3,36 lít O2 (đktc) cần nhiệt phân hoàn toàn khối lượng KClO3.5H2O là
A. 12,25 gam. B. 21,25 gam.
C. 31,875 gam. D. 63,75 gam.
Cho các phản ứng sau: (1) NH3 + CuO → (2) Si + NaOH (đặc) + H2O → (3) Ca3(PO4)2 + SiO2 + C → (4) 2Mg + SiO2 → (5) NaHCO3 + NaHSO4 → Số phản ứng có sự tạo thành đơn chất là
A. 3. B. 2. C. 4. D. 5.
Hỗn hợp X gồm Fe, FeO, Fe3O4. Hòa tan hoàn toàn 29,6 gam X trong dung dịch HNO3 loãng, dư, đun nóng, thu được 2,24 lít khí NO (sản phẩm khử duy nhất, ở đktc). Mặt khác, hòa tan hoàn toàn 29,6 gam X trong dung dịch HCl (lấy dư 20% so với lượng phản ứng), thu được 1,12 lít khí H2 (đktc) và dung dịch Y. Cho m gam bột Mg vào Y. Sau khi các phản ứng hoàn toàn, thu được m gam chất rắn. Giá trị của m là
A. 5,6. B. 9,6. C. 7,0. D. 8,4.
Hỗn hợp X gồm etylamin và glyxin. Cho 12 gam X tác dụng với HCl dư, thu được 19,3 gam muối. Mặt khác, cho 12 gam X vào với dung dịch NaOH dư, thu được khối lượng muối là
A. 5,82 gam. B. 7,76 gam.
C. 9,70 gam. D. 11,64 gam.
Cho dãy các chất sau: P, Mg, CuO, Na2CO3, Fe3O4. Số chất trong dãy khử được HNO3 trong dung dịch HNO3 đặc, đun nóng là
A. 3. B. 4. C. 5. D. 2.
Este X hai chức, mạch hở có công thức phân tử C6H6O4 và không tham gia phản ứng tráng bạc. X được tạo thành từ ancol Y và axit cacboxyl Z. Y không phản ứng với Cu(OH)2 ở điều kiện thường; khi đun Y với H2SO4 đặc ở 170°C không tạo ra anken. Nhận xét nào sau đây là đúng?
A. Chất Y có nhiệt độ sôi cao hơn ancol etylic.
B. Chất Z không tham gia phản ứng tráng bạc.
C. Chất X có mạch cacbon phân nhánh.
D. Chất Z có số nguyên tử H bằng số nguyên tử O.
Dung dịch A: 0,1 mol M2+; 0,2 mol Al3+; 0,3 mol SO42- và còn lại là Cl-. Khi cô cạn dung dịch A thu được 47,7 gam rắn. Kim loại M là
A. Fe. B. Al. C. Cu. D. Mg.
Cho từ từ 100 ml dung dịch hỗn hợp HCl 1M và H2SO4 0,5M vào 150 ml dung dịch Na2CO3 1M thu được V lít khí (ở đktc). Giá trị của V là
A. 1,68. B. 1,12. C. 3,36. D. 2,24.
Loga.vn - Cộng Đồng Luyện Thi Trực Tuyến