Cho 5,0 gam bột Fe vào 200 ml dung dịch Fe2(SO4)3 xM, sau khi kết thúc phản ứng, còn lại 2,76 gam rắn không tan. Giá trị của x là
A. 0,3. B. 0,2. C. 0,6. D. 0,4.
nFe phản ứng = (5 – 2,76)/56 = 0,04
Fe + Fe2(SO4)3 —> 3FeSO4
0,04……….0,04
—> x = 0,2
Có các phát biểu sau: (a) Điều chế anđehit axetic trong công nghiệp bằng phản ứng oxi hóa etilen. (b) Có thể phân biệt glucozơ và fructozơ bằng phản ứng tráng bạc. (c) Este tạo bởi axit no điều kiện thường luôn ở thể rắn. (d) Khi đun nóng tripanmitin với nước vôi trong thấy có kết tủa xuất hiện. (e) Amilozơ là polime thiên nhiên có mạch phân nhánh. (f) Tơ visco, tơ nilon-6,6, tơ nitron, tơ axetat là các loại tơ nhân tạo. Số phát biểu đúng là
A. 4. B. 3. C. 2. D. 1.
X, Y là hai axit cacboxylic đều đơn chức, mạch hở (trong phân tử X, Y chứa không quá 2 liên kết π và 50 < MX < MY); Z là este được tạo bởi X, Y và etylen glicol. Đốt cháy 13,12 gam hỗn hợp E chứa X, Y, Z cần dùng 0,50 mol O2. Mặt khác 0,36 mol E làm mất màu vừa đủ dung dịch chứa 0,1 mol Br2.
Câu 1. Nếu đun nóng 13,12 gam E với 200 ml dung dịch KOH 1M (vừa đủ), cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được hỗn hợp F gồm a gam muối A bà b gam muối B (MA < MB). Tỉ lệ của a : b gần nhất với giá trị nào sau đây
A. 3,0 B. 3,5 C. 2,0 D. 2,5
Câu 2. Phần trăm khối lượng của Z trong E có giá trị gần nhất với giá trị nào sau đây
A. 18,25% B. 22,15% C. 24,04% C. 20,45%
X, Y là hai amin no, đơn chức, mạch hở, cùng dãy đồng đẳng liên tiếp (MX < MY). Z, T là hai ankin có MT = MZ + 28. Đốt cháy hoàn toàn 16,24 gam hỗn hợp E gồm X, Y, Z, T thu được 36,96 gam CO2 và 20,16 gam H2O. Biết số mol Z lớn hơn số mol T; X và Y có tỉ lệ mol tương ứng 5 : 2. Dẫn toàn bộ lượng Z và T trong 16,24 gam E qua lượng dư dung dịch AgNO3 trong NH3, đến khi các phản ứng kết thúc thu được m gam kết tủa. Giá trị lớn nhất của m là
A. 30,44. B. 21,42. C. 25,70. D. 31,00.
X, Y, Z là ba axit cacboxylic đơn chức, cùng dãy đồng đẳng (MX < MY < MZ). T là este tạo bởi X, Y, Z với ancol no, ba chức mạch hở E. Đốt cháy hoàn toàn 26,6 gam hỗn hợp M gồm X, Y, Z, T (trong đó Y, Z có cùng số mol) bằng lượng oxi vừa đủ thu được 22,4 lít CO2 (đktc) và 16,2 gam nước. Mặt khác đun nóng 26,6 gam M với lượng dư dung dịch AgNO3/NH3. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được 21,6 gam Ag. Khối lượng của T là:
A. 10,90 B. 24,74 C. 16,74 D. 25,10
Hỗn hợp X gồm hai chất béo được tạo bởi từ axit oleic và axit stearic. Hỗn hợp Y gồm hai peptit mạch hở có cùng số nguyên tử cacbon. Đun nóng 104 gam hỗn hợp Z chứa X và Y với dung dịch NaOH vừa đủ, thu được 119,8 gam hỗn hợp T chứa các muối (trong đó có ba muối của glyxin, alanin và valin). Đốt cháy toàn bộ T, thu được CO2, N2; 5,33 mol H2O và 0,33 mol Na2CO3. Nếu đốt cháy hoàn toàn 104 gam Z trên, thu được CO2, N2 và 5,5 mol H2O.
Phần trăm khối lượng muối của glyxin trong hỗn hợp T là.
A. 21,05% B. 16,19% C. 19,43% D. 14,57%
Phần trăm khối lượng muối của valin trong hỗn hợp T là:
A. 13,92%. B. 16,19%. C. 19,43%. D. 14,57%.
Hỗn hợp E gồm chất X (C3H10N2O4) và chất Y (C3H12N2O3). Chất X là muối của axit hữu cơ đa chức, chất Y là muối của một axit vô cơ. Cho 2,62 gam E tác dụng với dung dịch NaOH dư, đun nóng, thu được 0,04 mol hỗn hợp hai khí (có tỉ lệ mol 1 : 3) và dung dịch chứa m gam muối. Giá trị lớn nhất của m là
A. 2,40. B. 2,54. C. 3,46. D. 2,26.
Cho 2,24 gam bột Fe vào dung dịch HNO3 đặc, nóng dư. Kết thúc phản ứng thu được V lít khí NO2 (sản phẩm khử duy nhất của N+5; đktc). Giá trị của V là
A. 2,688. B. 2,016. C. 3,360. D. 2,240.
Cho dãy các polime gồm: tơ tằm; tơ capron; nilon-7; tơ nitron; poli(metyl metacrylat); tơ visco; poli(vinyl clorua); poli(etylen terephtalat). Số polime được tổng hợp từ phản ứng trùng hợp là
A. 6. B. 3. C. 5. D. 4.
Loga.vn - Cộng Đồng Luyện Thi Trực Tuyến