Cho 5 gam hỗn hợp X gồm Ag và Al vào dung dịch HCl dư. Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được 3,36 lít khí H2 (đktc). Phần trăm khối lượng của Al trong X là
A. 54,0%. B. 49,6%. C. 27,0%. D. 48,6%.
Chỉ có Al phản ứng với HCl.
nH2 = 0,15 —> nAl = 0,1 —> %Al = 54%
Điện phân dung dịch X gồm FeCl2 và MgCl2 (có màng ngăn), sự phụ thuộc khối lượng của dung dịch X theo thời gian được biểu diễn bằng đồ thị sau
Giá trị x là
A. 77,15. B. 74,35. C. 78,95. D. 72,22.
Thủy phân hoàn toàn 34,2 gam saccarozơ trong 200 ml dung dịch HCl 0,1M thu được dung dịch X. Trung hòa dung dịch X (bằng NaOH), thu được dung dịch Y, sau đó cho toàn bộ Y tác dụng với lượng dư dung dịch AgNO3 trong NH3, thu được m gam kết tủa . Giá trị của m là
A. 43,20. B. 46,07. C. 21,60. D. 24,47.
Cho các chất sau: etilen, propin, vinyl axetilen, stiren, metanal, axit fomic. Số chất có thể phản ứng với dung dịch AgNO3 trong NH3 tạo thành chất kết tủa là
A. 2. B. 3. C. 4. D. 5.
Cho dãy các chất sau: tripanmitin, axit aminoaxetic, Ala-Gly-Glu, etyl propionat. Số chất trong dãy có phản ứng với dung dịch NaOH (đun nóng) là
A. 3. B. 2. C. 1. D. 4.
Hòa tan hoàn toàn 1,705 gam hỗn hợp X gồm Al và Zn có tỉ lệ mol tương ứng là 3 : 4 vào dung dịch chứa 0,115 mol HNO3 thu được dung dịch Y và V ml NO (là chất khí duy nhất, ở đktc). Để phản ứng hết với các chất trong Y thu được dung dịch trong suốt cần tối thiểu 150 ml NaOH 1 M. Giá trị của V là
A. 336. B. 112. C. 150. D. 224.
Nung hỗn hợp gồm m gam Al và 0,04 mol Fe2O3 một thời gian, thu được hỗn hợp rắn X. Hòa tan hoàn toàn X trong dung dịch HCl đặc, nóng, vừa đủ (không có không khí) thu được 0,1 mol khí H2 và dung dịch Y. Y phản ứng tối đa với 0,52 mol NaOH (biết các phản ứng xảy ra trong điều kiện không có không khí). Giá trị của m là
A. 1,62. B. 2,16. C. 2,43. D. 3,24.
X, Y là hai axit hữu cơ đơn chức có công thức chung CxHyCOOH (phân tử Y nhiều hơn phân tử X 1 nhóm CH2). Trộn X và Y theo tỉ lệ số mol 1 : 1 thu được hỗn hợp A. Phân tử rượu Z có số nguyên tử cacbon bằng số nguyên tử cacbon trong phân tử X và có công thức tổng quát CnH2n+2-a(OH)a. Trộn Z vào hỗn hợp A thu được hỗn hợp B. Để đốt cháy hoàn toàn 0,34 mol hỗn hợp B cần dùng vừa đủ 29,12 gam Oxi, thu được 51,4 gam hỗn hợp khí K gồm CO2 và hơi nước. Biết trong K có 1,0234.10^24 phân tử khí. a) Xác định CTPT X,Y,Z b) Đem 0,34 mol hỗn hợp B đun với H2SO4 đặc để thực hiện các phản ứng este hóa, sau phản ứng thu được m gam hỗn hợp D gồm 5 este (các este có số mol bằng nhau và 75% lượng chất Z đã tham gia phản ứng este hóa). Tính m
Cho m gam hỗn hợp gồm Fe, FeO, Fe(OH)2 và 0,03 mol Fe(NO3)2 phản ứng hết với 142,8 gam dung dịch HNO3 30%, kết thúc phản ứng thu được dung dịch X và 2,688 lít NO (sản phẩm khử duy nhất của N+5, ở đktc). Cho từ từ đến hết 320 ml dung dịch NaOH 1M vào X thấy xuất hiện 8,56 gam kết tủa. Các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Khối lượng Fe có trong hỗn hợp ban đầu là
A. 4,48 gam. B. 5,04 gam. C. 5,60 gam. D. 2,80 gam.
Cho 36,24 gam hỗn hợp X gồm Fe, Fe3O4, Fe(NO3)2 vào dung dịch chứa 1,15 mol HCl và 0,04 mol HNO3, khuấy đều cho phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được dung dịch Y (không chứa NH4+) và 0,16 mol hỗn hợp khí Z gồm NO2 và NO. Cho dung dịch AgNO3 đến dư vào dung dịch Y thấy thoát ra 0,025 mol NO (sản phẩm khử duy nhất của N+5) , đồng thời thu được 173,125 gam kết tủa. Phần trăm số mol của Fe có trong hỗn hợp ban đầu là
A. 18,22%. B. 20,00%. C. 6,18%. D. 10,00%.
Thực hiện các thí nghiệm sau: (1) Cho hỗn hợp gồm a mol FeCO3 và a mol Mg vào dung dịch HCl dư, thu được V1 lít khí. (2) Cho a mol Mg vào dung dịch HNO3 dư, thu được V2 lít khí. (3) Cho hỗn hợp gồm a mol FeCO3 và a mol Mg vào dung dịch HNO3 dư, thu được V3 lít khí. Biết khí NO là sản phẩm khử duy nhất của HNO3 trong các thí nghiệm trên và các khí đều đo ở cùng điều kiện. So sánh nào sau đây là đúng?
A. V1 > V2 > V3. B. V1 = V3 > V2.
C. V1 > V3 > V2. D. V1 = V3 < V2.
Loga.vn - Cộng Đồng Luyện Thi Trực Tuyến