Cho 12,8 gam kim loại X hóa trị II phản ứng hoàn toàn với khí Cl2 thu được muối Y. Hòa tan muối Y vào nước để được 400 ml dd Z. Nhúng thanh Zn nặng 13,0 gam vào Z, sau một thời gian thấy kim loại X bám vào thanh Zn và khối lượng thanh Zn lúc này là 12,9 gam, nồng độ ZnCl2 trong dd là 0,25M. Kim loại X và nồng độ mol của muối Y trong dd Z lần lượt làA.Fe; 0,25MB.Cu; 0,5MC.Cu; 0,25MD.Fe; 0,57M
Cho một lượng bột Zn vào dung dịch X gồm FeCl2 và CuCl2. Khối lượng chất rắn sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn nhỏ hơn khối lượng bột Zn ban đầu là 0,5 gam. Cô cạn phần dung dịch sau phản ứng thu được 13,6 gam muối khan. Tổng khối lượng các muối trong X làA.13,1 gamB.17,0 gamC.14,1 gamD.19,5 gam
Cho 5,85 gam bột kim loại Zn vào 100 ml dung dịch Fe2(SO4)3 0,5M. Sau khi phản ứng xong, khối lượng dung dịch thu được như thế nào so với khối lượng của 100 ml dung dịch Fe2(SO4)3 0,5M trước phản ứng?A.Khối lượng dung dịch tăng 2,49 gamB.Khối lượng dung dịch tăng 3,61 gamC.Khối lượng dung dịch tăng 3,25 gamD.Khối lượng dung dịch giảm xuống 3,61 gam
Cho 61,2 gam hỗn hợp X gồm Cu và Fe3O4 tác dụng với dung dịch HNO3 loãng, đun nóng và khuấy đều. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được 3,36 lít khí NO (sản phẩm khử duy nhất, ở đktc), dung dịch Y và còn lại m gam kim loại. Cô cạn dung dịch Y, thu được 151,5 gam muối khan. Giá trị của m làA.1,8 B.3,6 C.2,4 D.4,8
Hoà tan hoàn toàn hỗn hợp gồm Fe, FeO, Fe3O4 trong dung dịch HNO3 vừa đủ, thu được 4,48 lít hỗn hợp khí gồm NO2 và NO (đktc) và 96,8 gam muối Fe(NO3)3. Số mol HNO3 đã phản ứng là:A.1,1 mol B.1,4 mol C.1,2 mol D.1,3 mol
Hỗn hợp X chứa Fe2O3 (0,1 mol), Fe3O4 (0,1 mol), FeO (0,2 mol) và Fe (0,1 mol). Cho X tác dụng với HNO3 loãng dư tạo ra khí NO (sản phẩm khử duy nhất), số mol HNO3 tham gia phản ứng làA.2,2 mol B.2,4 molC.3,0 mol D.2,6 mol
Nung đến hoàn toàn 0,05 mol FeCO3 trong bình kín chứa 0,01 mol O2 thu được chất rắn X. Để hòa tan X bằng dung dịch HNO3 (đặc, nóng) thì số mol HNO3 tối thiểu làA.0,18B.0,16C.0,14 D.0,153
Phản ứng: Cu + 2FeCl3 → 2FeCl2+ CuCl2 chứng tỏA.ion Fe3+ có tính khử mạnh hơn ion Fe2+.B.ion Fe3+ có tính oxi hóa yếu hơn ion Cu2+.C.ion Fe3+ có tính oxi hóa mạnh hơn ion Cu2+.D.ion Fe2+ có tính oxi hóa mạnh hơn ion Fe3+.
Để khử ion Fe3+ trong dung dịch thành ion Fe2+ có thể dùng một lượng dư kim loại nào sau đây A.CuB.BaC.AgD.Mg
Thứ tự một số cặp oxi hóa - khử trong dãy điện hóa như sau: Fe2+/ Fe; Cu2+/Cu; Fe3+/ Fe2+ . Cặp chất không phản ứng với nhau làA.Cu và dung dịch FeCl2B.Fe và dung dịch FeCl3C.Cu và dung dịch FeCl3D.Fe và dung dịch CuCl2
Loga.vn - Cộng Đồng Luyện Thi Trực Tuyến