Cho 6,5 gam kim loại hóa trị hai tác dụng hết với lượng vừa đủ dung dịch HCl 20% thu được 42,8 gam dung dịch và khí H2. Kim loại đã cho là
A. Zn B. Mg C. Ba D. Ca
R + 2HCl —> RCl2 + H2
a……..2a……………….a
—> mHCl = 73a
—> mddHCl = 365a
mdd muối = mR + mddHCl – mH2 = 42,8
⇔ 6,5 + 365a – 2a = 42,8
⇔ a = 0,1
—> R = 6,5/0,1 = 65: Zn
A, B, X, Y đều là hợp chất ion. Các ion trong A hay B đều có cấu hình electron 1s2 2s2 2p6 và trong X hay Y đều có cấu hình electron là 1s2 2s2 2p6 3s2 3p6. Tổng số hạt cơ bản trong 1 phân tử A hay B đều là 92 và trong 1 phân tử X và Y là 164. Dung dịch A hay X khi cho vào dung dịch Na2CO3 đều cho kết tủa trắng.
Xác định Công thức A, B, X, Y.
Cho 0,3 mol bột Cu và 0,6 mol Fe(NO3)2 vào dung dịch chứa 0,9 mol H2SO4 (loãng). Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được V lít khí NO (sản phẩm khử duy nhất, ở đktc). Giá trị của V là
A. 6,72. B. 8,96. C. 4,48. D. 10,08
Cho 18,4 gam hỗn hợp X gồm Cu2S, CuS, FeS2 và FeS tác dụng hết với HNO3 (đặc nóng dư) thu được V lít khí chỉ có NO2 (ở đktc, sản phẩm khử duy nhất) và dung dịch Y. Cho toàn bộ Y vào một lượng dư dung dịch BaCl2, thu được 46,6 gam kết tủa, còn khi cho toàn bộ Y tác dụng với dung dịch NH3 dư thu được 10,7 gam kết tủa. Giá trị của V là
A. 38,08 B. 11,2 C. 24,64 D. 16,8
Nguyên tố X có cấu hình electron phân lớp ngoài cùng là 4s2 a) Hỏi X thuộc nhóm A hay nhóm B? Tại sao? b) Hãy chọn nguyên tố X có tất cả các phân lớp bão hòa và thỏa mãn các điều kiện sau: X + O2 → X1 X1 + dung dịch HCl → muối + H2O X1 + dung dịch NaOH → muối + H2O X + AgNO3 → muối + Ag
Để m gam phôi bào Fe ngoài không khí sau một thời gian thu được 12 gam hỗn hợp A gồm Fe, FeO, Fe2O3, Fe3O4. Cho A tác dụng hoàn toàn với dung dịch HNO3 dư thấy giải phóng ra 2,24 lít khí NO duy nhất (ở đktc). Giá trị của m là:
A. 9,27 gam B. 10,08 gam C. 11,20 gam D. 16,80 gam
Đốt cháy hoàn toàn 0,1 mol hỗn hợp X gồm axit hiđroxiaxetic (HO-CH2-COOH), axit acrylic (CH2=CH-COOH), axit succinic (HOOC-CH2-CH2-COOH), etylen glicol (HO-CH2-CH2-OH), axit terephtalic (HOOC-C6H4-COOH) (trong đó etylen glicol và axit terephtalic có cùng số mol). Sản phẩm cháy được hấp thụ hoàn toàn vào 300 ml dung dịch Ba(OH)2 1M, thu được 39,4 gam kết tủa đồng thời khối lượng dung dịch giảm 16,94 gam. Khối lượng của hỗn hợp X có giá trị gần nhất với
A. 10,3 B. 10,00. C. 10,11. D. 10,22.
Muối A tạo bởi kim loại M hoá trị II và phi kim X hoá trị I. Hoà tan một lượng muối A vào nước được dung dịch B. Nếu thêm dung dịch AgNO3 dư vào dung dịch B thì lượng kết tủa sinh ra bằng 188% lượng A. Nếu thêm Na2CO3 dư vào dung dịch B thì lượng kết tủa sinh ra bằng 50% lượng A. Xác định CTHH muối A?
Hỗn hợp E gồm 2 peptit X, Y mạch hở (X, Y được cấu tạo từ glyxin và Alanin trong đó nX : nY = 1 : 2) biết tổng số liên kết peptit trong X, Y là 9. Thủy phân hoàn toàn E trong 200 ml dung dịch NaOH 1M vừa đủ thu được dung dịch Z chứa 2 muối. Cô cạn dung dịch Z thu được chất rắn T. Đốt cháy T trong O2 dư thu được 18,816 lít khí, hơi (CO2 + H2O), N2, O2. Tỉ lệ số mol Gly và Ala trong X là:
A. 1:1. B. 2:1. C. 1:2. D. 2:3.
Hỗn hợp A gồm một ankan và 2,24 lít Cl2 (đktc). Chiếu ánh sáng qua A thu được 4,26 gam hỗn hợp X gồm 2 dẫn xuất (mono và điclo với tỉ lệ mol tương ứng là 2:3) ở thể lỏng và 3,36 lít hỗn hợp khí Y (đktc). Cho Y tác dụng với dung dịch NaOH vừa đủ thu được dung dịch có thể tích 200ml và tổng nồng độ mol của các muối tan là 0,6M đồng thời có 1,12 lít khí thoát ra. Tìm CTPT của ankan và % thể tích ankan trong hỗn hợp đầu.
Nung m gam hỗn hợp (Al, FexOy) trong điều kiện không có không khí đến phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được hỗn hợp X. Chia X làm 2 phần:
Phần 1: Có khối lượng bằng 40,2 gam. Cho phần 1 tác dụng với dung dịch H2SO4 đặc nóng thu được 20,16 lít SO2 (đktc) (sản phẩm khử duy nhất).
Phần 2: Cho tác dụng hết với dung dịch NaOH dư sau phản ứng thu được 3,36 lit H2 (đktc) và còn lại 5,6 gam chất rắn không tan.
Tìm công thức oxit và giá trị m:
A. Fe3O4 và 26,9
B. Fe2O3 và 28,8
C. Fe2O3 và 26,86
D. Fe2O3 và 53,6
Loga.vn - Cộng Đồng Luyện Thi Trực Tuyến