Cho 6,75 gam một amin X no đơn chức bậc 1 tác dụng với dung dịch FeCl2 dư thu được 6,75 gam kết tủa. Công thức cấu tạo của amin X là:

A. C3H7NH2. B. C4H9NH2. C. C2H5NH2. D. CH3NH2.

Các câu hỏi liên quan

Chất hữu cơ X (phân tử chỉ có liên kết cộng hóa trị) có dạng CnH2n+2-2k+xNxOy (a mol)

Trong đó: n là số nguyên tử C, x là số nguyên tử N, y là số nguyên tử O và k là độ không no (k = Tổng số liên kết π + Số vòng).

Khi đốt cháy X:

nCO2 = na

nH2O = a(n + 1 – k + 0,5x)

—> nH2O – nCO2 = a(1 – k + 0,5x)

—> a = nX = (nH2O – nCO2)/(1 – k + 0,5x)

Chú ý:

+ Nếu mẫu số bằng 0 thì không tính được nX theo công thức này.

+ Cách tính k: k = (2C + 2 – H + N)/2

Ví dụ:

+ Ankan CnH2n+2 (k = 0, x = 0) —> nAnkan = nH2O – nCO2

+ Ankin CnH2n-2 (k = 2, x = 0) —> nAnkin = nCO2 – nH2O

+ Amin CnH2n+3N (k = 0, x = 1) —> nAmin = (nH2O – nCO2)/1,5

+ Amino axit CnH2n+1NO2 (k = 1, x = 1) —> nAmino axit = 2(nH2O – nCO2)

+ Pentapeptit CnH2n-3N5O6 (k = 5, x = 5) —> nPentapeptit = (nCO2 – nH2O)/1,5

….

Đối với hỗn hợp, ví dụ hỗn hợp C4H2, C2H2, C2H4, C2H6, C2H7N:

nH2O – nCO2 = nC2H6 + 1,5nC2H7N – nC2H2 – 3nC4H2

Cách nhẩm hệ số O2:

Hệ số CO2, H2O có thể tính dễ dàng thông qua bảo toàn C, H. Hệ số O2 thì phải viết phản ứng cháy hoặc nhẩm theo bảo toàn electron (C nhường 4e, H nhường 1e, Na nhường 1e, O nhận 2e)

Ví dụ:

+ Đốt C5H12 —> 4O2 = 5.4 + 12 —> Hệ số O2 là 8

+ Đốt C3H8O3 —> 4O2 + 3.2 = 3.4 + 8 —> Hệ số O2 là 3,5

+ Đốt C3H7NO2 —> 4O2 + 2.2 = 3.4 + 7 —> Hệ số O2 là 3,75

+ Đốt C6H5OK —> 4O2 + 1.2 = 6.4 + 5 + 1 —> Hệ số O2 là 7

A. CÁCH XÁC ĐỊNH Fe2+, Fe3+:

1. Sau phản ứng, sắt chỉ tồn tại ở dạng Fe2+ nếu thu được kim loại (hay gặp là Fe, Cu) khi phản ứng kết thúc. Việc nhận ra kim loại còn lại sau phản ứng này rất dễ dàng, ví dụ:

+ Hòa tan hỗn hợp Cu, Fe3O4 vào dung dịch HNO3, sau phản ứng thu được dung dịch X và a gam kim loại.

+ Hòa tan hỗn hợp Fe, FeO, Fe3O4, Fe2O3 vào dung dịch hỗn hợp Cu(NO3)2 và HCl, sau phản ứng thu được dung dịch Y và b gam kim loại.

2. Sau phản ứng, sắt chỉ tồn tại ở dạng Fe3+ nếu dung dịch thu được chứa H+, NO3- dư. Việc nhận ra H+, NO3- có dư hay không phức tạp hơn (trừ khi đề nói thẳng là HNO3 dư). Ví dụ:

+ Thêm Fe vào dung dịch sau phản ứng, thu được V lít khí NO (đktc).

+ Dung dịch sau phản ứng hòa tan tối đa m gam Cu, thu được V khí NO (đktc).

Sai lầm hay gặp là chỉ chú ý đến H+ mà quên mất NO3- dẫn đến rất nhiều câu hỏi trên trang như “Tại sao có H+ dư mà vẫn có Fe2+?”. Chú ý là H+ và NO3- cùng dư thì mới chỉ có Fe3+.

3. Trong mọi trường hợp khác, ngoài 2 tình huống kể trên, dung dịch sau phản ứng chứa cả Fe2+ và Fe3+. Tạo cả 2 ion vẫn phổ biến hơn cả.

B. CÁCH XÁC ĐỊNH NH4+:

1. Điều kiện cần: Chất khử có kim loại có tính khử ≥ Zn (hay gặp vẫn là Zn, Al, Mg). Vậy nên bài chỉ có Fe, Cu hay các oxit của chúng thì cứ yên tâm gạt NH4+ sang một bên!

2. Điều kiện đủ: Đề bài không nói sản phẩm khử duy nhất. Ví dụ:

+ Hòa tan a gam Mg trong dung dịch HNO3, thu được 2,24 lít khí N2 (đktc, là sản phẩm khử duy nhất của N+5) ⇒ Không có NH4+.

+ Hòa tan b gam Al trong dung dịch HNO3, thu được 3,36 lít khí N2O (đktc) ⇒ Có NH4+.

3. Chú ý:

+ Đôi khi đề dùng cụm từ “khí duy nhất”. Cụm từ này có nghĩa là chỉ có khí đó, không có khí nào khác, còn có NH4+ hay không thì ta vẫn phải xác định.

+ Trong một bài toán có nhiều quá trình, đôi khi cụm từ “sản phẩm khử duy nhất” chỉ áp dụng cho quá trình này nhưng không áp dụng cho quá trình kia. Ví dụ:

Hòa tan x gam Mg vào dung dịch HNO3, thu được hỗn hợp hai khí NO, N2 và dung dịch X. Dung dịch X hòa tan tối đa m gam Fe, thu được 2,24 lít khí NO (đktc, là sản phẩm khử duy nhất của N+5) ⇒ “Sản phẩm khử duy nhất” chỉ áp dụng cho quá trình X hòa tan Fe, không áp dụng cho quá trình Mg tan trong HNO3. Vậy X vẫn có NH4+.

+ Đề dùng câu “thu được dung dịch chỉ chứa muối trung hòa của kim loại” thì không có NH4+ (vì NH4+ không phải cation kim loại).

+ Đề cho dữ kiện “thêm dung dịch NaOH dư vào dung dịch sau phản ứng, không thấy khí thoát ra” thì sẽ không có NH4+.

C. CÁCH XÁC ĐỊNH H+:

1. H+ đã phản ứng hết nếu đề có các dữ kiện dạng:

+ Thu được dung dịch chỉ chứa muối trung hòa.

+ Dung dịch sau phản ứng hòa tan tối đa m gam Cu, không thấy khí thoát ra.

+ Thêm H2SO4 vào dung dịch sau phản ứng, thấy thoát ra V lít khí NO.

2. H+ còn dư nếu đề cho dữ kiện dạng:

+ Cho AgNO3 dư vào dung dịch sau phản ứng, thấy thoát ra V lít khí NO.

+ Dung dịch sau phản ứng hòa tan tối đa m gam Fe, thu được V lít khí NO.

D. ĐÔI LỜI TỪ ADMIN:

Trên đây là những quan điểm, nhìn nhận vấn đề của Neo Pentan, tuy nhiên không phải lúc nào ad cũng dập khuôn theo các quy tắc đó, nếu em nào đã xem nhiều bài dạng chất khử với H+ và NO3- sẽ thấy rõ, vì số lượng bài rất lớn và của rất nhiều tác giả khác nhau nên Ad giải bài không chịu sự chi phối của bất kỳ quy luật nào, luôn luôn đặt sự LINH ĐỘNG lên hàng đầu. Nếu đề do thầy X ra, ad sẽ giải theo quan điểm của thầy X. Nếu đề do cô Y ra, ad sẽ giải theo quan điểm của cô Y. Nếu quan điểm của thầy X và cô Y có khác nhau thì đương nhiên lời giải của ad sẽ có quan điểm khác nhau.

Một vài mâu thuẫn nhỏ chỉ xuất hiện trong các đề luyện tập hay đề thi ít quan trọng. Trong đề thi THPT Quốc gia của BGD, những cách xác định ad chỉ ra bên trên là tuyệt đối đúng và phải tuân thủ khi làm bài nhé!