Cho 7,84 lít khí NH3 (đktc) phản ứng hết với dung dịch H3PO4 thu được dung dịch X. X phản ứng được với tối đa 420 ml dung dịch NaOH 1M. Khối lượng muối khan thu được khi cô cạn dung dịch X là
A. 19,67. B. 14,90. C. 20,02. D. 14,70.
Khi dùng lượng tối đa NaOH thì muối thu được là Na3PO4.
nNaOH = 0,42 —> nNa3PO4 = 0,14
nNH4+ = nNH3 = 0,35
Dễ thấy 2 < nNH4+/nPO43- < 3 —> Muối là (NH4)3PO4 (0,07) và (NH4)2HPO4 (0,07)
(Bấm hệ nNH4+ và nPO43- để tính số mol)
—> m muối = 19,67
Nung nóng hỗn hợp H gồm CuCO3.Cu(OH)2 (2x mol) và (NH4)2CO3 (x mol) trong một bình kín, đến khi không còn phản ứng nào xảy ra thì thu được 21,76 gam rắn X; hỗn hợp khí và hơi Y. Dẫn toàn bộ Y qua bình đựng 200 ml dung dịch Ba(OH)2 0,8M, khi các phản ứng kết thúc thì khối lượng dung dịch sau phản ứng thay đổi như thế nào so với khối lượng dung dịch Ba(OH)2 ban đầu ?
A. tăng 3,440 gam. B. giảm 4,892 gam.
C. giảm 3,440 gam. D. tăng 4,892 gam.
Hỗn hợp E gồm 1 ankin và H2 có tỷ lệ mol 1 : 1. Đun nóng E một thời gian được hỗn hợp F có tỷ khối so với He là 5,04. Nếu lấy 0,75 mol F dẫn lần lượt qua bình 1 đựng dung dịch AgNO3/NH3 dư thu được m gam kết tủa và bình 2 đựng dung dịch Br2 dư thấy khối lượng bình tăng 8,4 gam. Giá trị của m là
A. 36,0 B. 54,0 C. 72,0 D. 51,6
Cho 2 phân tử alanin trùng ngưng với 2 phân tử glyxin, sau phản ứng thu được số loại tetrapeptit là:
A.6 B.7 C.3 D.4
Cho m gam hỗn hợp X gồm axit glutamic và lysin tác dụng tối đa với a mol HCl, thu được dung dich Y. Cho Y tác dụng hoàn toàn với 56 gam KOH (dư), cô cạn dung dịch sau phản ửng thu được 93,7 gam rắn. Mặt khác, đốt cháy hoàn toàn 0,1 mol X cần vừa đủ 16,128 lít O2 (đktc). Giá trị của m là
A. 29,3. B. 36,6. C. 43,9. D. 24,4.
Cho m gam hỗn hợp A gồm: KClO3, Fe(NO3)2, Al vào trong bình chân không rồi nung nóng. Ta thu được hỗn hợp khí X có tỷ khối với H2 là 19,5 và hỗn hợp chất rắn R. Cho R vào bình chứa 220 ml dung dịch H2SO4 4,4M (vừa đủ) đặc nóng, sau phản ứng thu được 6,72 lít hỗn hợp khí Y gồm 2 khí có tỷ khối với H2 bằng 137/6; thêm tiếp NaOH dư vào bình, sau phản ứng thu được 26,2 gam kết tủa (không chứa Fe(OH)2). Biết KClO3, Fe(NO3)2 bị nhiệt phân hết. Tính m.
Nung m gam hỗn hợp rắn gồm KClO3, Fe(NO3)2 và Al trong bình chân không (xúc tác MnO2). Khi các muối bị nhiệt phân hết thu được hỗn hợp rắn A và 16,8 lít hỗn hợp khí Z (đktc) có tỉ khối hơi so với H2 là 21,6. Đem A phản ứng với lượng vừa đủ H2SO4 đặc nóng dư thu được 11,2 lít (đktc) hỗn hợp khí có tỉ khối hơi với H2 là 26,5, và dung dịch muối Sunfat B. Phần trăm khối lượng của Fe(NO3)2 trong hỗn hợp ban đầu gần nhất với giá trị nào?
A. 57,02% B. 38,01% C. 58,69% D. 76,01%
Cho các phát biểu sau:
(a) Dung dịch trong nước không làm đổi màu quỳ tím.
(b) Tạo kết tủa trắng khi phản ứng với dung dịch brom.
(c) Nguyên tử H (trong vòng) dễ bị thay thế hơn nguyên tử H của benzen.
(d) Để điều chế từ benzen cần ít nhất 3 phản ứng.
Số phát biểu đúng cho cả phenol và anilin là
A. 4 B. 3 C. 2 D. 1
Đun nóng 49,12 gam hỗn hợp chứa Gly, Ala và Val với xúc tác thích hợp thu được 41,2 gam hỗn hợp E gồm peptit X (CxHyO4N3), peptit Y (CnHmO6N5) và peptit Z (C7H13O4N3). Thủy phân hoàn toàn 41,2 gam E với dung dịch KOH vừa đủ thu được 73,44 gam muối. Phần trăm khối lượng của X có trong hỗn hợp E là:
A. 73,39% B. 48,12% C. 68,26% D. 62,18%
Hoà tan hoàn toàn m gam hỗn hợp E gồm Na, K, Ba và Al (Ba chiếm 59,617% về khối lượng) vào nước được dung dịch X và thoát ra 0,25 mol H2. Thêm dung dịch chứa 0,16 mol H2SO4 vào X thu được dung dịch chứa a gam muối sunfat và kết tủa Z. Lọc lấy Z rồi nung đến khối lượng không đổi thu được 14,71 gam rắn. Giá trị của (m + a) gần nhất với giá trị nào sau đây?
A. 23. B. 24. C. 25. D. 26.
Hỗn hợp X gồm ancol etylic và hai hiđrocacbon thuộc cùng dãy đồng đẳng. Hóa hơi m gam X, thu được thể tích bằng với thể tích của 0,96 gam oxi ở cùng điều kiện. Mặt khác, đốt cháy hoàn toàn m gam X cần vừa đủ 0,3 mol O2, thu được 0,195 mol CO2. Phần trăm số mol C2H5OH trong hỗn hợp là
A. 60%. B. 50%. C. 70%. D. 25%.
Loga.vn - Cộng Đồng Luyện Thi Trực Tuyến