Cho 8,97 gam kim loại kiềm R tác dụng với 300 ml dung dịch AlCl3 0,4M, sau khi phản ứng xong, lọc bỏ kết tủa thì thu được dung dịch có khối lượng tăng 1,56 gam so với khối lượng dung dịch AlCl3 ban đầu. Kim loại R là:
A. K B. Na C. Li D. Rb
nR = nROH = x —> nH2 = 0,5x
nAlCl3 = 0,12
Nếu Al(OH)3 chưa bị hòa tan (x ≤ 0,12.3) —> nAl(OH)3 = x/3
Δm = mR – mAl(OH)3 – mH2 = 1,56
—> 8,97 – 78x/3 – 0,5x.2 = 1,56
—> x = 247/900
—> R = 32,68: Loại
Vậy Al(OH)3 đã bị hòa tan.
nOH- = 0,12.4 – nAl(OH)3 —> nAl(OH)3 = 0,48 – x
—> 8,97 – 78(0,48 – x) – 0,5x.2 = 1,56
—> x = 0,39
—> R = 23: Na
Cho m gam KOH vào 400 ml dung dịch NaHCO3 xM thu được 400 ml dung dịch X. Cho từ từ đến hết 200 ml dung dịch X vào 210 ml dung dịch H2SO4 0,5M thì thu được 3,36 lít khí CO2 (dktc). Cho 200 ml dung dịch X tác dụng với dung dịch BaCl2 dư, đun sôi cho phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được 27,58 gam kết tủa. Giá trị của m và x lần lượt là:
A. 1,95 và 0,8 B. 7,8 và 0,6
C. 7,8 và 1,0 D. 8,96 và 1,0
Chia 1 lít dung dịch X chứa 2 hai chất tan NaHSO3 xM và Na2SO3 yM thành hai phần bằng nhau. – Cho phần 1 tác dụng với dung dịch Ba(OH)2 dư thu được 130,2 gam kết tủa. – Cho từ từ từng giọt đến hết phần 2 vào 500 ml dung dịch H2SO4 0,5M đồng thời đun nhẹ để đuổi hết khí SO2 ra khỏi dung dịch nhưng không làm phân hủy các muối. Sau phản ứng thu được 8,96 lít khí SO2 (dktc). Giá trị của x,y là:
A. 0,9 và 0,3 B. 0,3 và 0,9
C. 0,45 và 0,75 D. 0,4 và 0,8
Cho m gam hỗn hợp X gồm 2 kim loại kiềm thuộc 2 chu kì liên tiếp tác dụng với 200 ml dung dịch AlCl3 0,9M, thu được dung dịch Y và 9,36 gam kết tủa. Mặt khác cho m gam hỗn hợp X tác dụng với 250 ml dung dịch HCl 2M rồi cô cạn sau phản ứng thu được 36,45 gam chất rắn khan. Phần trăm khối lượng kim loại kiềm có nguyên tử khối nhỏ trong X là:
A. 54,12% B. 61,35% C. 26,68% D. 42,62%
Hỗn hợp E gồm hai muối MX và RY trong đó M, R là hai kim loại thuộc nhóm IA và ở hai chu kì liên tiếp; X, Y là hai halogen ở hai chu kì liên tiếp. Biết rằng 65,7 gam E tác dụng vừa đủ với 500 ml dung dịch AgNO3 1,0M, sau phản ứng thu được 103,4 gam kết tủa. Phần trăm khối lượng muối có phân tử khối nhỏ trong hỗn hợp E là:
A. 45,66% B. 45,28% C. 54,34% D. 57,08%
Cho 19,2 gam hỗn hợp X gồm kim loại M và oxit MO (M là kim loại kiềm thổ) tác dụng với một lượng nước dư ở điều kiện thường, thu được 400 ml dung dịch Y chứa 24,4 gam chất tan. Cho V lít khí CO2 hấp thụ hết vào dung dịch Y, lọc bỏ kết tủa, thu được dung dịch Z có khối lượng tăng 8 gam so với khối lượng của dung dịch Y. Giá trị của V là:
A. 6,72 B. 5,6 C. 7,84 D. 4,48
Cho 6,72 lít khí CO2 hấp thụ hết vào 400 ml dung dịch X chứa NaOH xM và Na2CO3 yM, thu được 400 ml dung dịch Y. Cho từ từ từng giọt 200 ml dung dịch Y vào 300 ml dung dịch H2SO4 0,5M thì thu được 5,04 lít khí. Cho 200 ml dung dịch y tác dụng với dung dịch BaCl2 dư, đun sôi thì thu được 39,4 gam kết tủa. Giá trị x, y lần lượt là:
A. 0,5 và 0,75 B. 0,75 và 0,25
C. 0,6 và 0,9 D. 0,8 và 0,5
Hỗn hợp X gồm axetilen và vinyl axetilen có tỉ khối so với Hidro là 19,5. Lấy 4,48 lit X (đktc) trộn với 0,09 mol H2 rồi cho vào bình kín có sẵn chất xúc tác Ni, đốt nóng, sau các phản ứng hoàn toàn thu được hỗn hợp Y chỉ gồm các hidrocacbon. Dẫn Y qua dung dịch chứa 0,15 mol AgNO3 trong NH3 dư, sau khi AgNO3 hết thu được 20,77 gam kết tủa và 2,016 lit khí Z (đktc) thoát ra. Z phản ứng tối đa m gam Brom/CCl4. Giá trị của m là:
A. 19,2 B. 24,0 C. 22,4 D. 20,8
Cho hỗn hợp X gồm Fe2O3, ZnO, Cu tác dụng với dung dịch HCl (dư) thu được dung dịch Y và phần không tan Z. Cho Y tác dụng với dung dịch dung dịch NaOH (loãng dư) thu được kết tủa gồm
A. Fe(OH)2, Cu(OH)2 và Zn(OH)2.
B. Fe(OH)3 và Zn(OH)2.
C. Fe(OH)2 và Cu(OH)2.
D. Fe(OH)3.
Nhỏ từ từ đến hết m gam dung dịch HCl 3,65% vào 200 gam Na2CO3 5,3% sau phản ứng thấy khối lượng dung dịch là 347,8. Số mol HCl đã dùng là
A. 0,1478
B. 0,15
C. 0,1478 hoặc 0,15
D. Một đáp án khác
Chất hữu cơ X mạch hở có dạng H2N-R-COOR’ (R, R’ là các gốc hiđrocacbon), phần trăm khối lượng nitơ trong X chiếm 11,966%. Cho X tác dụng với 200 ml dung dịch KOH 1M, cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được a gam ancol Y và m gam hỗn hợp rắn. Cho a gam Y vào bình chứa 23 gam Na, sau khi kết thúc phản ứng thu được 1,68 lít khí H2 (đktc); đồng thời chất rắn còn lại trong bình có khối lượng là 31,85 gam. Giá trị của m là
A. 16,55. B. 21,85.
C. 19,75. D. 18,65.
Loga.vn - Cộng Đồng Luyện Thi Trực Tuyến