Ở đậu Hà Lan, xét hai cặp gen nằm trên 2 cặp NST tương đồng khác nhau: Alen A qui định thân cao, alen a qui định thân tấp; alen B qui định hoa đỏ, alen b qui định hoa trắng. Cho đậu thân cao, hoa đỏ dị hợp về 2 cặp gen tự thụ phấn được F1. Cho các cây thân cao, hoa trắng ở F1 tự thụ phấn thì tỉ lệ thân cao, hoa trắng thuần chủng thu được ở đời con là:A.1/4. B.1/12C.1/9D.1/2
Ở ruồi giấm, cho phép lai P. DdXEXe × DdXeY . Nếu mỗi gen qui định một tính trạng và các tính trạng trội hoàn toàn thì số loại kiểu gen và kiểu hình ở đời con là:A.120 loại kiểu gen, 24 loại kiểu hình. B.84 loại kiểu gen, 24 loại kiểu hình.C.120 loại kiểu gen, 32 loại kiểu hình. D.108 loại kiểu gen, 32 loại kiểu hình
Khi quan sát quá trình phân bào của các tế bào (2n) thuộc cùng một mô ở một loài sinh vật, một học sinh vẽ lại được sơ đồ với đầy đủ các giai đoạn khác nhau như sau: Cho các phát biểu sau đây:(1) Quá trình phân bào của các tế bào này là quá trình nguyên phân.(2) Bộ NST lưỡng bội của loài trên là 2n = 8.(3) Ở giai đoạn (b), tế bào có 8 phân tử ADN thuộc 4 cặp nhiễm sắc thể.(4) Thứ tự các giai đoạn xảy ra là (a) → (b) →(d) →(c) → (e).(5) Các tế bào được quan sát là các tế bào của một loài động vật.Số phát biểu đúng là:A.1B.2C.3D.4
Cho các phép lai (P) giữa các cây tứ bội sau đây:(I) AAaaBBbb x AAAABBBb (II) AaaaBBBB x AaaaBBbb(III) AaaaBBbb x AAAaBbbb (IV) AAaaBbbb x AAaaBBbbBiết rằng các cây tứ bội giảm phân chỉ cho các loại giao tử lưỡng bội có khả năng thụ tinh bình thường. Nếu một cặp gen qui định một cặp tính trạng và tính trạng trội là trội hoàn toàn thì có bao nhiêu phát biểu sau đây là đúng về kết quả ở đời F1 của các phép lai trên?(1) Có 2 phép lai cho có 12 kiểu gen.(2) Có 3 phép lai cho có 2 kiểu hình.(3) Có 3 phép lai không xuất hiện kiểu hình lặn về cả hai tính trạng.(4) Phép lai 4 cho số loại kiểu gen và số loại kiểu hình nhiều nhất trong các phép lai.A.1B.2C.3D.4
Có bao nhiêu phát biểu dưới đây là không đúng khi nói về giao phối ngẫu nhiên?(1) Giao phối ngẫu nhiên không làm biến đổi thành phần kiểu gen và tần số tương đối các alen trong quần thể.(2) Giao phối ngẫu nhiên tạo ra các biến dị tổ hợp, góp phần trung hòa tính có hại của đột biến(3) Giao phối ngẫu nhiên tạo ra các kiểu gen mới, cung cấp nguồn nguyên liệu sơ cấp cho quá trình tiến hóa.(4) Giao phối ngẫu nhiên làm gia tăng áp lực của quá trình đột biến bằng cách phát tán đột biến trong quần thể.(5) Giao phối ngẫu nhiên không phải là một nhân tố tiến hóa.A.1B.2C.3D.4
Có bao nhiêu phát biểu sau đây là đúng về sự tác động của chọn lọc tự nhiên?(1) Chọn lọc tự nhiên không thể loại bỏ hoàn toàn một alen lặn gây chết ra khỏi quần thể.(2) Chọn lọc tự nhiên không tác động lên từng alen riêng lẻ ở các loài sinh vật lưỡng bội.(3) Chọn lọc tự nhiên tác động chủ yếu lên hai cấp độ cá thể và quần thể.(4) Chọn lọc tự nhiên không diễn ra khi điều kiện sống ổn định liên tục qua nhiều thế hệ.(5) Chọn lọc tự nhiên không tác động trực tiếp lên kiểu gen.A.2B.3C.4D.5
Có bao nhiêu hiện tượng sau đây là biểu hiện của mối quan hệ cạnh tranh trong quần thể?(1) Bồ nông xếp thành hàng khi bắt cá.(2) Số lượng thân mềm tăng làm tăng khả năng lọc nước.(3) Khi thiếu thức ăn, cá mập mới nở ăn các trứng chưa nở.(4) Cỏ dại và lúa sống trong cùng một ruộng.(5) Khi trồng thông với mật độ cao, một số cây yếu hơn bị chết.A.1B.2C.3D.4
Tại một khu rừng có 5 loài chim ăn sâu cùng tồn tại mà ít khi xảy ra sự cạnh tranh. Có bao nhiêu khả năng dưới đây có thể là nguyên nhân giúp cho cả 5 loài chim có thể cùng tồn tại?(1) Các loài chim này cùng ăn một loài sâu nhưng hoạt động ở những thời điểm khác nhau trong ngày.(2) Các loài chim này ăn những loài sâu khác nhau.(3) Các loài chim này ăn cùng một loại sâu nhưng có nơi ở khác nhau.(4) Các loài chim này cùng ăn một loại sâu nhưng hoạt động ở một vị trí khác nhau trong rừng.(5) Các loài chim này có xu hướng chia sẻ thức ăn cho nhau để cùng nhau tồn tại.A.1B.2C.3D.4
Có bao nhiêu phát biểu sau đây về bậc dinh dưỡng là không đúng?(1) Các loài có mức năng lượng giống nhau được xếp vào cùng một bậc dinh dưỡng.(2) Một loài xác định có thể được xếp vào các bậc dinh dưỡng khác nhau.(3) Các loài bị ăn bởi cùng một sinh vật tiêu thụ được xếp vào cùng một bậc dinh dưỡng.(4) Các loài cùng ăn một loại thức ăn được xếp vào cùng một bậc dinh dưỡng.(5) Trong một chuỗi thức ăn, mỗi bậc dinh dưỡng chỉ có một loài.A.1B.2C.3D.4
Có bao nhiêu biện pháp sau đây có tác dụng bảo vệ tài nguyên rừng?(1) Ngăn chặn thực hiện nạn phá rừng, tích cực trồng rừng.(2) Xây dựng hệ thống các khu bảo vệ thiên nhiên.(3) Vận động đồng bào dân tộc bỏ lối sống trong rừng du canh, du cư.(4) Chống xói mòn, khô hạn, ngập úng và chống mặn cho đất.(5) Thay thế các rừng nguyên sinh bằng các rừng trồng có năng suất cao hơn.A.1B.2C.3D.4
Loga.vn - Cộng Đồng Luyện Thi Trực Tuyến