cho biểu thức A = 2 phần n + 1 a) Tìm n để A là phân số b) tìm n để a là số nguyên

Các câu hỏi liên quan

Bài tập 1: Đọc đoạn văn sau: Ai nấy đều chăm chú hết sức và cứ im phăng phắc! Chỉ nghe thấy tiếng ngòi bút sột soạt trên trang giấy. Có lúc những con bọ dừa bay vào nhưng chẳng ai để ý, ngay cả những trò nhỏ nhất cũng vậy, chúng đang cặm cụi vạch những nét sổ với một tấm lòng, một ý thức như thể cái đó cũng là tiếng Pháp...Trên mái nhà trường, chim bồ câu gù thật khẽ... (?)Qua đoạn văn, em hình dung không khí của một giờ viết tập như thế nào? (?)Để thể hiện được điều đó, tác giả đã chọn những hình ảnh nào để miêu tả? (?)Học tập cách viết ấy, em hãy viết một đoạn văn tả lại không khí một giờ tập làm văn . Gợi ý: -Đó là một không khí im lặng đến trang nghiêm a. Các chi tiết: -Hình ảnh: ai nấy đều chăm chú hết sức và im phăng phắc, cặm cụi vạch những nét sổ. - Âm thanh:tiếng sột soạt lật trang giấy, con bọ dừa bay vào, chim bồ câu gù… đó chính là nghệ thuật lấy động tả tĩnh. c. HS tập viết đoạn văn khoảng 7- 8 dòng. Bài tập2: Viết đoạn văn khoảng 5 câu tả đôi mắt của người mẹ. -Em cần quan sát: Đôi mắt mẹ khi vui. Đôi mát mẹ khi buồn. Đôi mắt mẹ khi lo lắng. Đôi mắt mẹ nhìn con khi con ngoan ngoãn, nghe lời, khi con được điểm tốt. ( Chú ý dùng hình ảnh so sánh trong một vài trường hợp) Bài tập 3: Tả một em bé đang tập đi. - Em bé đó độ bao nhiêu tháng tuổi? - Tả em bé đang tập đi, em chú ý đến những đặc điểm nổi bật nào? - Những từ tượng hình, từ tượng thanh có thể sử dụng? Bài tập 3: Tả sân trường trong giờ ra chơi. 1. Nếu tả sân trường trong giờ ra chơi, em sẽ chú ý đến những hình ảnh nào? Hãy liệt kê những hình ảnh, chi tiết cần đưa vào bài viết theo một trình tự nhất định. 2. Em hãy liệt kê 5 từ láy gợi tả âm thanh trong giờ ra chơi. Đặt câu với mỗi từ tìm được. 3. Em hãy tìm 5 từ láy miêu tả dáng vẻ, điệu bộ của các bạn học sinh trong giờ ra chơi. Đặt câu với mỗi từ tìm được. bài tập 4. Viết tiếp những câu văn sau để có phép so sánh hợp lý: a. Những đôi chân đá cầu….. b. Trên sân, những chiếc khăn quàng tung bay …… c. Mấy bạn mê mải chơi trò đuổi bắt, mồ hôi mồ kê nhễ nhại…. d. Một nhóm bạn chơi nhảy dây, sợi dây mảnh mai theo nhịp tay quay vòng... e. Ánh nắng nhẹ len qua vòm cây, những giọt nắng lung linh rơi xuống … bài1.Tìm phép so sánh trong đoạn trích sau đây, nêu rõ tác dụng của phép so sánh đó : “Dòng sông Năm Căn mênh mông, nước ầm ầm đổ ra biển ngày đêm như thác, cá nước bơi hàng đàn đen trũi nhô lên hụp xuống như người bơi ếch giữa những đầu sóng trắng. Thuyền xuôi giữa dòng con sông rộng hơn ngàn thước, trông hai bên bờ, rừng đước dựng lên cao ngất như hai dãy trường thành vô tận”. (Đoàn Giỏi) 2. Trong câu ca dao : Nhớ ai bổi hổi bồi hồi Như đứng đống lửa như ngồi đống than. a) Từ “bổi hổi bồi hồi” là từ láy có gì đặc biệt ? b) Giải nghĩa từ láy bổi hổi bồi hồi. c) Phân tích cái hay của câu ca dao do phép so sánh đem lại. 3. Trong bài Vượt thác có nhiều phép so sánh được thể hiện. a) Em hãy xác định những phép so sánh đó. b) Phép so sánh nào độc đáo nhất ? Vì sao ? 4. Em hãy viết một đoạn văn tả cảnh sông nước hay núi non, làng xóm ở quê em trong đó có sử dụng từ hai phép so sánh trở lên. 5. Em hãy kể càng nhiều càng tốt những thành ngữ có sử dụng phép so sánh mà từ chỉ phương diện so sánh là từ láy. 6. Nói về thiếu niên, nhi đồng, Bác Hồ viết: Trẻ em như búp trên cành. a) Phép so sánh này bị lược yếu tố nào ? b) Yếu tố bị lược có thể được thay bằng những từ ngữ nào trong các từ ngữ sau đây : tươi non, quyến rũ, đầy hứa hẹn, đấng trân trọng, chứa chan hi vọng, đầy sức sống, yếu ớt đáng thương, nhỏ nhắn, chưa đáng chú ỷ. 7. Em hãy tìm khoảng mười phép so sánh trong ca dao và thơ, trong đó vắng từ ngữ chỉ phương diện so sánh. 8. Em hãy trình bày tác dụng của các phép so sánh trong đoạn thơ dưới đây của Tố Hữu : Ta đi tới, trên đường ta bước tiếp Rắn như thép, vững như đồng Đội ngũ tơ trùng trùng điệp điệp Cao như núi, dài như sông Chí ta lớn như biển Đông trước mặt 9. Trong hai câu thơ dưới đây, câu nào hay hơn ? Vì sao ? – Lũ đế quốc như bầy dơi hốt hoảng. – Lũ đế quốc là bầy dơi hốt hoảng. 10. Trong bài Lượm của Tố Hữu có đoạn : Chú bé loắt choắt Cái xắc xỉnh xinh Cái chân thoăn thoắt Cái đầu nghênh nghênh Ca lô đội lệch Mồm huýt sáo vang Như con chim chích Nhảy trên đường vàng… a) Phép so sánh ở đoạn thơ trên độc đáo ở chỗ nào ? Em hãy phân tích cái hay của phép so sánh đó. b) Các từ láy trong đoạn thơ thuộc từ loại nào ? Có tác dụng gì ? 11. Phép so sánh sau đây có gì đặc biệt: Mẹ già như chuối ba hương Như xôi nếp một, như đường mía lau.