Cho các chất: CH4, C2H2, C2H4, C2H5OH, CH2=CH-COOH, C6H5NH2 (anilin), C6H5OH (phenol), C6H6 (benzen), CH3CHO. Số chất phản ứng được với nước brom là
A. 6 B. 8 C. 7 D. 5
Số chất phản ứng được với nước brom là: C2H2, C2H4, CH2=CH-COOH, C6H5NH2 (anilin), C6H5OH (phenol), CH3CHO.
Cho các phát biểu sau: (1) Axetilen và etilen là đồng đẳng của nhau. (2) Axit fomic có phản ứng tráng bạc. (3) Phenol là chất rắn, tan được trong ancol etylic. (4) Anđehit vừa có tính khử, vừa có tính oxi hóa. (5) Axit oxalic có vị chua của quả me. (6) Toluen làm mất màu dung dịch KMnO4 ngay ở điều kiện thường Số phát biểu đúng là
A. 6. B. 4. C. 5. D. 3.
Cho các chất: metyl fomat, valin, tinh bột, etylamin, metylamoni axetat, Gly – Ala – Gly, phenol, etanol, phenylamoni clorua. Số chất phản ứng được với dung dịch NaOH đun nóng là
A. 5 B. 7 C. 6 D. 4
Tiến hành các thí nghiệm sau: (1) Sục khí etilen vào dung dịch KMnO4 loãng. (2) Cho hơi ancol etylic đi qua bột CuO nung nóng. (3) Sục khí etilen vào dung dịch Br2 trong CCl4. (4) Cho dung dịch glucozơ vào dung dịch AgNO3 trong NH3 dư, đun nóng. (5) Cho Fe3O4 vào dung dịch H2SO4 đặc, nóng. (6) Cho dung dịch HCl vào dung dịch Fe(NO3)2. (7) Cho FeS vào dung dịch HCl. (8) Nung NaCl ở nhiệt độ cao. Trong các thí nghiệm trên, số thí nghiệm có xảy ra phản ứng oxi hóa-khử là
A. 5 B. 7 C. 8 D. 6
Cho từ từ dung dịch HCl loãng vào dung dịch chứa x mol NaOH và y mol NaAlO2 (hay Na[Al(OH)4]). Sự phụ thuộc của số mol kết tủa thu được vào số mol HCl được biểu diễn theo đồ thị (hình bên)
Giá trị của y là
A. 1,1. B. 1,5. C. 1,4. D. 1,7.
Hòa tan hết 12,96 gam hỗn hợp gồm Mg và MgCO3 trong dung dịch chứa HCl và HNO3, thu được dung dịch X chỉ chứa các muối có khối lượng m gam và 5,376 lít hỗn hợp khí Y gồm ba khí không màu có tỉ khối hơi so với He bằng 55/12. Đem toàn bộ hỗn hợp Y trộn với 1,544 lít O2, thu được 6,024 lít hỗn hợp khí Z. Các khí đều đo ở đktc và các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Giá trị của m là
A. 41,8. B. 45,29. C. 43,94. D. 54,05.
Hỗn hợp X gồm 2 ancol A, B (đều no, đơn chức, mạch hở, có số mol bằng nhau và MA < MB). Lấy 10,60 gam X tác dụng với Na dư thu được 2,24 lít H2 (đktc). Mặt khác, oxi hóa 10,60 gam X bằng CuO dư rồi cho toàn bộ sản phẩm tác dụng với dung dịch AgNO3/NH3 dư thu được 43,2 gam kết tủa. Số công thức cấu tạo phù hợp với B là
A. 6. B. 5. C. 4. D. 3
Chọn phát biểu đúng trong số các phát biểu sau:
A. Các kim loại Li, Na, K, Ca đều có cấu trúc mạng tinh thể lập phương tâm khối.
B. Theo chiều tăng dần điện tích hạt nhân, nhiệt độ nóng chảy của các kim loại kiềm giảm dần.
C. Không thể dùng nước vôi để làm mềm nước cứng tạm thời.
D. Để làm mất tính cứng vĩnh cửu của nước có thể dùng dung dịch Ca(OH)2 hoặc dung dịch Na3PO4.
Cho các thí nghiệm sau: (1) Dẫn khí NH3 từ từ đến dư vào dung dịch Al(NO3)3. (2) Nhỏ dung dịch KOH đến dư vào dung dịch AlCl3. (3) Nhỏ dung dịch HCl dư vào dung dịch NaAlO2. (4) Dẫn khí CO2 đến dư vào dung dịch KAlO2. Số thí nghiệm thu được kết tủa khi phản ứng kết thúc là
A. 1 B. 4 C. 2 D. 3
Hòa tan hết 5,16 gam hỗn hợp gồm Mg và MgCO3 trong dung dịch chứa HCl và HNO3, thu được dung dịch X chỉ chứa các muối có khối lượng m gam và 2,24 lít hỗn hợp khí Y gồm ba khí không màu có tỷ khối hơi so với H2 là 12,2. Đem toàn bộ hỗn hợp Y trộn với 1,544 lít O2 thu được 3,224 lít hỗn hợp khí Z. Các khí đều đo ở đktc và các phản ứng xảy ra hoàn toàn ở điều kiện thường. Tính giá trị của m.
Hòa tan 30,376 gam hỗn hợp X gồm FeCl2; Mg; Al; Fe(NO3)2 trong 680 ml dung dịch HCl 1,6M, sau phản ứng thu được 2,1504 lít khí NO (đktc) và dung dịch Y. Cho Y tác dụng với dung dịch AgNO3 dư, sau phản ứng thấy có 1,256 mol AgNO3 phản ứng; thu được 0,3584 lít khí NO (đktc), dung dịch Z và có 178,816 gam kết tủa. Phần trăm khối lượng của Mg trong X có giá trị gần nhất với:
A. 15,2% B. 14,2% C. 17,8% D. 10,7%
Loga.vn - Cộng Đồng Luyện Thi Trực Tuyến