Cho các chất: H2O, Na2CO3, Al(OH)3, CH3COONH4, Mg(OH)2. Số chất lưỡng tính trong nhóm này là
A. 4. B. 3. C. 5. D. 2.
Các chất lưỡng tính: H2O, Al(OH)3, CH3COONH4.
Tiến hành thí nghiệm điều chế xà phòng theo các bước dưới đây: Bước 1: Cho vào bát sứ nhỏ 1ml dầu ăn và 3 ml dung dịch NaOH 40%. Bước 2: Đun hỗn hợp sôi nhẹ và liên tục khuấy đều bằng đũa thủy tinh khoảng 8-10 phút. Thỉnh thoảng thêm vài giọt nước cất để giữ cho thể tích hỗn hợp không đổi. Bước 3: Rót thêm vào hỗn hợp 4 – 5 ml dung dịch NaCl bão hòa nóng, khấy nhẹ. Sau đó để nguội. Phát biểu nào sau đây không đúng?
A. Ở bước 1 có thể thay thế dầu ăn bằng mỡ động vật.
B. Ở bước 2, nếu không liên tục khuấy đều phản ứng sẽ xảy ra chậm vì dầu ăn không tan trong dung dịch NaOH.
C. Việc thêm dung dịch NaCl bão hòa vào hỗn hợp sản phẩm để độ tan của xà phòng giảm đi, đồng thời làm tăng tỉ trọng của hỗn hợp sản phẩm giúp xà phòng nổi lên trên mặt, dễ dàng tách ra khỏi hỗn hợp.
D. Sau bước 3, khi để nguội ta thấy phần dung dịch bên trên có một lớp chất lỏng màu trắng đục.
Cho các phát biểu sau:
(1) Magie tác dụng với H2O rất chậm ở nhiệt độ phòng tạo Mg(OH)2
(2) Mg tác dụng nhanh với hơi nước nóng tạo ra MgO
(3) Thạch cao sống có công thức hóa học là CaSO4.H2O
(4) Nước cứng chứa các muối MgSO4, Ca(HCO3)2 là nước cứng toàn phần
(5) Đun nóng có thể làm mềm tất cả các loại nước cứng
(6) Ca(OH)2 là chất rắn màu trắng, tan rấtnhiều trong nước
(7) Kim loại Ca được dùng làm chất khử tách oxi, lưu huỳnh ra khỏi thép
Số nhận xét đúng là:
A. 4 B. 5 C. 6 D. 7
Đun nóng dung dịch chứa m gam hỗn hợp gồm glucozơ và saccarozơ có tỉ lệ mol 1 : 1 trong môi trường axit đến khi phản ứng xảy ra hoàn toàn. Lấy toàn bộ sản phẩm hữu cơ tác dụng với dung dịch AgNO3/NH3 đun nóng, thu được 19,44 gam Ag. Giá trị m là
A. 10,80. B. 19,08. C. 12,24. D. 15,66.
Cho 0,02 mol Cu và 0,01 mol Fe3O4 vào 200 ml dung dịch HCl 0,2M. Sau phản ứng khối lượng chất rắn không tan còn lại là
A. 2,12. B. 0,64. C. 1,28. D. 1,80.
Cho các nhận định sau: (a) Trong tự nhiên, crom không tồn tại dưới dạng đơn chất. (b) Gang xám chứa ít cacbon, rất cứng và giòn được dùng để luyện thép. (c) (NH4)Al(SO4)2.12H2O có tên gọi là phèn nhôm. (d) Nhôm và hợp kim của nhôm được dùng làm khung cửa và trang trí nội thất. Các nhận định đúng là
A. (a),(b),(c). B. (b),(c),(d). C. (a),(c),(d). D. (a),(b),(d).
Dung dịch X chứa a mol NaOH và b mol Ba(AlO2)2. Nhỏ từ từ dung dịch H2SO4 2M vào dung dịch X. Sự thay đổi khối lượng kết tủa theo số mol H2SO4 thêm vào được mô tả thông qua đồ thị dưới đây
Giá trị của b và z lần lượt là
A. 0,15 và 58,35. B. 0,18 và 70,02.
C. 0,25 và 97,25. D. 0,12 và 46,68.
Cho các hỗn hợp (1) CH2=CH2 và CH3-CH=CH2; (2 CH2=CH2 và CH3-CH=CH-CH3; (3) CH3-CH=CH2 và CH3-CH=CH-CH3; (4) CH3-CH=CH-CH3 và CH2=CH-CH2-CH3. Hỗn hợp khí tác dụng với H2O (có mặt xúc tác H2SO4 loãng) tạo ra ba ancol có cấu tạo khác nhau gồm
A. (3)(4). B. (1)(2)(3). C. (1)(3). D. (1)(3)(4).
Trong các chất: etyl axetat; anilin; ancol etylic; axit acrylic; phenol; phenylamoni clorua; ancol benzylic, số chất phản ứng được với dung dịch NaOH là:
A. 6 B. 3 C. 4 D. 5
Hỗn hợp X gồm metyl fomat, đimetyl oxalat và este Y đơn chức, có hai liên kết π trong phân tử, mạch hở. Đốt cháy hoàn toàn 0,5 mol X cần dùng 1,25 mol O2 thu được 1,3 mol CO2 và 1,1 mol H2O. Mặt khác, cho 14,8 gam X tác dụng vừa đủ với dung dịch NaOH, thu được dung dịch Z (giả thiết chỉ xảy ra phản ứng xà phòng hóa). Cho toàn bộ Z tác dụng với lượng dư dung dịch AgNO3 trong NH3, đun nóng. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, số mol Ag thu được là
A. 0,8 B. 0,4 C. 0,5 D. 0,2
Cho hỗn hợp gồm a mol kim loại kiềm A và b mol Al vào H2O. Sau khi kết thúc phản ứng thu được dung dịch B và 0,5(a + 3b) mol H2. Cần cho dung dịch B tác dụng nhiều nhất với V lít dung dịch HCl 1M để thu được 39b gam kết tủa. Biếu thức tính giá trị của V theo a và b là
A. V = a + 2,5b. B. V = a – 0,5b.
C. V = a + 1,5b. D. V = a + 3b.
Loga.vn - Cộng Đồng Luyện Thi Trực Tuyến