Cho các chất rắn sau: CrO3, Cr, Cr2O3, Cr(OH)3, K2Cr2O7, K2CrO4. Số chất tan hoàn toàn trong dung dịch NaOH loãng, dư là
A. 3. B. 4. C. 6. D. 5.
Có 4 chất tan hoàn toàn trong dung dịch NaOH:
CrO3 + NaOH —> Na2CrO4
Cr(OH)3 + NaOH —> NaCrO2 + H2O
K2Cr2O7 + NaOH —> K2CrO4 + Na2CrO4 + H2O
K2CrO4 chỉ tan, không phản ứng.
Cr2O3 nữa
Cho các chất: xenlulozơ, amilozơ, saccarozơ, amilopectin. Số chất chỉ được tạo ra từ các mắt xích α-glucozơ là
A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.
Hỗn hợp X gồm glucozơ, saccarozơ, glyxin và axit glutamic. Đốt cháy hoàn toàn 0,2 mol hỗn hợp X cần dùng 0,99 mol O2, sản phẩm cháy gồm CO2, H2O và N2 (trong đó số mol CO2 bằng số mol H2O). Dẫn toàn bộ sản phẩm cháy qua bình chứa dung dịch Ca(OH)2 dư, thu được dung dịch có khối lượng giảm 36,48 gam. Nếu cho 51,66 gam X trên vào dung dịch HCl loãng dư (đun nóng) thu được dung dịch Y có chứa m gam các hợp chất hữu cơ. Giá trị của m là
A. 59,325. B. 60,125. C. 53,655. D. 59,955.
Tại một phòng thí nghiệm, một sinh viên đang nghiên cứu về các phản ứng Sinh học – Hóa học dưới sự quan sát của ông giáo sư. Trong quá trình có công đoạn anh ta được giao việc tiến hành thủy phân đến hoàn toàn một hỗn hợp peptit đơn giản E gồm hai peptit X và Y bằng 690 ml dung dịch NaOH 1M, chỉ thu được hỗn hợp muối natri của glyxin (a gam) và alanin (b gam). Để xác định giá trị chính xác gần nhất của a và b, giáo sư bảo anh ta tiến hành, chia hỗn hợp E thành 2 phần không bằng nhau:
– Phần 1: Đốt cháy hoàn toàn trong O2 (dư), thu được hỗn hợp sản phẩm với: mCO2 – 1,8mH2O = 2,61997mN2
– Phần 2: Tiếp tục đốt cháy đến hoàn toàn trong O2 (dư), thu được hỗn hợp sản phẩm lần lượt qua bình I đựng H2SO4 (đặc, dư) và bình II chứa Ca(OH)2 (dư) thấy khối lượng bình II tăng 2,7205 lần so với bình I, anh ta thu được giá trị a : b gần nhất là
A. 99/11. B. 99/94. C. 97/96. D. 97/10.
Tiến hành thí nghiệm xà phòng hóa tristearin theo các bước sau: Bước 1: Cho vào bát sứ khoảng 1 gam tristearin và 2 – 2,5 ml dung dịch NaOH nồng độ 40%. Bước 2: Đun sôi nhẹ hỗn hợp khoảng 30 phút và khuấy liên tục bằng đũa thủy tinh, thỉnh thoảng thêm vài giọt nước cất để giữ cho thể tích của hỗn hợp không đổi. Bước 3: Rót thêm vào hỗn hợp 4–5 ml dung dịch NaCl bão hòa nóng, khuấy nhẹ, để nguội đến nhiệt độ phòng. Câu 1. Phát biểu nào sau đây sai?
A. Sau bước 2, thu được chất lỏng đồng nhất.
B. Sau bước 3, thấy có lớp chất rắn màu trắng nhẹ nổi lên trên.
C. Mục đích chính của việc thêm dung dịch NaCl là làm tăng tốc độ cho phản ứng xà phòng hóa.
D. Phần chất lỏng sau khi tách hết xà phòng có thể hòa tan Cu(OH)2 thành dung dịch màu xanh lam.
Câu 2. Phát biểu nào sau đây đúng?
A. Tách hết natri stearat ra khỏi hỗn hợp sau bước 3, thu được chất lỏng có thể hòa tan Cu(OH)2 thành dung dịch màu tím.
B. Mục đích chính của việc thêm dung dịch NaCl là làm tăng tốc độ cho phản ứng xà phòng hóa.
C. Sau bước 3, hỗn hợp tách thành hai lớp: chất rắn màu trắng nổi lên trên, phía dưới là chất lỏng.
D. Sau bước 2, thu được 2 lớp chất lỏng không hòa tan vào nhau.
Hòa tan hoàn toàn m gam hỗn hợp X chứa Al, BaO và K vào lượng dư nước thu được dung dịch Y và 10,08 lít H2 (đktc). Cho từ từ đến hết 400 ml dung dịch H2SO4 1M vào Y, thu được 31,1 gam hỗn hợp kết tủa và dung dịch Z chứa 43,2 gam muối sunfat trung hòa. Giá trị của m là
A. 27,6. B. 41,4. C. 30,8. D. 32,4.
Cho các phát biểu sau: (1) Triolein có công thức phân tử là C57H106O6. (2) Các este đều không tham gia phản ứng tráng gương nhưng một số este có thể tham phản ứng trùng hợp tạo polime. (3) Metylamin, đimetylamin, trimetylamin và etylamin là những chất khí mùi khai khó chịu, độc. (4) Amilozơ có cấu trúc mạch phân không phân nhánh. (5) Những hợp chất hữu cơ khác nhau có cùng phân tử khối là đồng phân của nhau. (6) Glucozơ và saccarozơ đều tác dụng với H2 (xúc tác Ni, đun nóng) tạo sorbitol. Số phát biểu đúng là
A. 2. B. 3. C. 4. D. 5.
Hấp thụ hoàn toàn 0,5 mol CO2 vào dung dịch chứa Ba(OH)2 và 0,3 mol NaOH, thu được m gam kết tủa và dung dịch X chứa các muối. Cho từ từ dung dịch chứa HCl 0,3M và H2SO4 0,1M vào dung dịch X thấy thoát ra 3,36 lít khí CO2 (đktc) đồng thời thu được dung dịch Y. Cho dung dịch Ba(OH)2 dư vào Y, thu được 29,02 gam kết tủa. Giá trị của m là
A. 39,40. B. 49,25. C. 59,10. D. 43,34.
Cho các chất sau: HCl, Ca(OH)2, Na2CO3, K3PO4, K2SO4. Số chất có tác dụng làm mềm nước cứng tạm thời là
A. 5. B. 3. C. 4. D. 2.
Khi nhỏ từ từ đến dư dung dịch HCl vào dung dịch hỗn hợp gồm x mol NaOH và y mol NaAlO2, kết quả thí nghiệm được biểu diễn trên đồ thị sau:
Tỉ lệ x : y là
A. 6 : 5. B. 2 : 1. C. 4 : 3. D. 5 : 3.
Điều chế este CH3COOC2H5 trong phòng thí nghiệm được mô tả theo hình vẽ sau
Cho các phát biểu sau: (a) Etyl axetat có nhiệt độ sôi thấp (77°C) nên dễ bị bay hơi khi đun nóng. (b) H2SO4 đặc vừa làm chất xúc tác, vừa có tác dụng hút nước. (c) Etyl axetat qua ống dẫn dưới dạng hơi nên cần làm lạnh bằng nước đá để ngưng tụ. (d) Khi kết thúc thí nghiệm, cần tắt đèn cồn trước khi tháo ống dẫn hơi etyl axetat. (e) Vai trò của đá bọt là để bảo vệ ống nghiệm không bị vỡ. Số phát biểu đúng là
A. 5. B. 3. C. 2. D. 4.
Loga.vn - Cộng Đồng Luyện Thi Trực Tuyến