Khẳng định nào sau đây không đúng?A. Ở nhiệt độ thường glucozơ, fructozơ, saccarozơ đều hoà tan được Cu(OH)2 tạo dd xanh lam. B. Glucozơ, fructozơ đều tác dụng với H2 (xúc tác Ni, t0) tạo thành sorbitol. C. Glucozơ, fructozơ, saccarozơ đều tác dụng được với dung dịch AgNO3/NH3 tạo kết tủa Ag. D. Glucozơ, fructozơ, mantozơ đều hoà tan được Cu(OH)2 khi đun nóng cho kết tủa đỏ gạch.
Để phân biệt 3 chất: hồ tinh bột, glucozơ, saccarozơ đựng riêng biệt trong 3 lọ mất nhãn, ta dùng thuốc thử là:A. Cu(OH)2/ NaOH. B. Dung dịch AgNO3 C. Cu(OH)2/ NaOH, tº. D. Dung dịch iot.
Hai este đơn chức X và Y là đồng phân của nhau. Khi hoá hơi 1,85 gam X thu được thể tích hơi đúng bằng thể tích hơi của 0,7gam N2 (đo ở cùng điều kiện). Công thức cấu tạo thu gọn của X và Y làA. HCOOC2H5 và CH3COOCH3. B. C2H5COOCH3 và HCOOCH(CH3)2. C. C2H3COOC2H5 và C2H5COOC2H3. D. HCOOCH2CH2CH2CH3 và CH3COOC2H5.
Hoà tan hoàn toàn 12,1g hỗn hợp gồm Fe và kim loại M hoá trị II trong dung dịch H2SO4 loãng thì thu được 4,48 lít khí H2 (đktc). Cũng cho lượng hỗn hợp trên hoà tan hoàn toàn vào H2SO4 đặc, nóng, dư thì thu được 5,6 lít khí SO2 (đktc). Vậy M là kim loại nào sau đâyA. Ca. B. Mg. C. Cu. D. Zn.
Cho hỗn hợp gồm 5,28 gam Mg và 6,75 gam Al tác dụng vừa hết với dung dịch HNO3. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được 3,136 lít một khí X (đktc) và dung dịch Y. Làm bay hơi dung dịch Y thu được 86,51 gam muối khan. Số mol HNO3 đã tham gia phản ứng là?A. 1,3375. B. 1,4875. C. 1,33. D. 1,47.
Hòa tan hết 17,6 gam hỗn hợp X gồm Mg, MgCO3 và FeCO3 trong hỗn hợp dung dịch chứa 1,12 mol NaHSO4 và 0,16 mol HNO3. Sau khi kết thúc phản ứng, thấy thoát ra hỗn hợp khí Y gồm CO2, N2O và 0,08 mol H2; đồng thời thu được dung dịch Z chỉ chứa các muối sunfat trung hòa. Tỉ khối của Y so với He bằng 6,8. Cho dung dịch NaOH đến dư vào dung dịch Z, lấy kết tủa nung ngoài không khí đến khối lượng không đổi thu được 22,8 gam rắn khan. Phần trăm khối lượng của Mg đơn chất trong hỗn hợp X gần nhất vớiA. 65,35%. B. 62,75%. C. 66,83%. D. 64,12%.
Phản ứng: Cu + 2FeCl3 → 2FeCl2 + CuCl2 chứng tỏ: A. ion Fe2+ có tính oxi hoá mạnh hơn ion Fe3+. B. ion Fe3+ có tính khử mạnh hơn ion Fe2+. C. ion Fe3+ có tính oxi hoá mạnh hơn Cu2+. D. ion Fe3+ có tính oxi hoá yếu hơn ion Cu2+.
Điện phân (với điện cực Pt) 200 ml dung dịch Cu(NO3)2 đến khi bắt đầu có khí thoát ra ở catot thì dừng lại. Để yên dung dịch cho đến khi khối lượng catot không đổi, lúc đó khối lượng catot tăng thêm 3,2 gam so với lúc chưa điện phân. Nồng độ mol của dung dịch Cu(NO3)2 trước phản ứng là nồng độ nào sau đây?A. 0,25M. B. 0,9M. C. 1M. D. 1,5M.
Cho các phát biểu sau:(1) Điện phân dung dịch CuSO4 với điện cực trơ thu được khí oxi và hiđro ở anot.(2) Trong ăn mòn điện hóa, cực dương gọi là catot còn cực âm gọi là anot.(3) Dùng kim loại hoạt động hơn làm vật ‘hi sinh’ để bảo vệ kim loại kém hoạt động hơn gọi là phương pháp bảo vệ điện hóa.(4) Khi cho Cu vào dung dịch AgNO3, dung dịch chuyển từ không màu sang màu xanh.Số phát biểu đúng là:A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.
Cho biết thứ tự từ trái sang phải của các cặp oxi hoá - khử trong dãy điện hoá (dãy thế điện cực chuẩn) như sau: Zn2+/Zn; Fe2+/Fe; Cu2+/Cu; Fe3+/Fe2+; Ag+/Ag. Các kim loại và ion đều phản ứng được với ion Fe2+ trong dung dịch là: A. Zn, Cu2+. B. Ag, Fe3+. C. Ag, Cu2+. D. Zn, Ag+.
Loga.vn - Cộng Đồng Luyện Thi Trực Tuyến