Cho các chất sau: (1) metylamin, (2) anilin, (3) etylamin, (4) amoniac. Sự sắp xếp nào đúng với chiều tăng dần tính bazơ là
A. (1),(2),(4),(3). B. (3),(1),(4),(2).
C. (4),(1),(3),(2). D. (2),(4),(1),(3).
Các gốc no làm tăng tính bazơ, gốc không no và gốc thơm làm giảm tính bazơ.
—> (2) < (4) < (1) < (3)
Chất X có công thức phân tử C2H7O2N, khi cho X tác dụng với dung dịch NaOH đun nóng, thoát ra một chất khí làm xanh quì tím ẩm. Số hợp chất của X phù hợp là
A. 4. B. 2. C. 3. D. 1
Cho dung dịch HCl dư vào dung dịch muối X, thấy khí không màu thoát ra. Nếu cho dung dịch NaOH dư vào dung dịch muối X, thu được kết tủa màu trắng. Muối X là
A. NaHCO3. B. (NH4)2SO4. C. Ca(HCO3)2. D. Fe(NO3)2.
Thủy phân 29,16 gam tinh bột trong môi trường axit với hiệu suất của phản ứng là 75%, lấy toàn bộ lượng glucozơ sinh ra tác dụng với dung dịch AgNO3 trong NH3 đun nóng (dùng dư) thu được lượng Ag là
A. 38,88. B. 29,16. C. 58,32. D. 19,44.
Lấy 0,12 mol X có dạng H2NCnH2nCOOH tác dụng với dung dịch chứa 0,24 mol HCl, thu được dung dịch Y. Cho 400 ml dung dịch NaOH 1M vào Y, cô cạn dung dịch sau khi kết thúc phản ứng, thu được 28,96 gam rắn khan. Phân tử khối của X là
A. 89. B. 75. C. 117. D. 103.
Nhận xét nào sau đây đúng
a) Khi đốt cháy một hidrocacbon X nếu thu được số mol CO2 nhỏ hơn số mol H2O thì X là ankin hoặc ankadien.
b) Hợp chất phenylaxetilen chứa 13 liên kết xích ma.
c) Brom tan trong nước tốt hơn trong hexan.
d) Những hợp chất hữu cơ có cùng công thức cấu tạo nhưng khác nhau về sự phân bố không gian của các nguyên tử trong phân tử là đồng phân của nhau.
e) Phản ứng hữu cơ thường xảy ra nhanh, không hoàn toàn, không theo hướng xác định.
g) Hợp chất C9H12BrCl có vòng benzen trong phân tử.
Cho hỗn hợp bột Cu và CuO với tỉ lệ mol tương ứng là 2:3 tan hoàn toàn trong dung dịch H2SO4 94%, thu được khí SO2 duy nhất và dung dịch X. Trong dung dịch X, nồng độ phần trăm của muối đồng và của axit dư bằng nhau. Giả sử nước bay hơi không đáng kể. Xác định nồng độ phần trăm của muối đồng trong dung dịch X.
Hãy viết các phương trình phản ứng chứng minh rằng axit clohiđric có đầy đủ tính chất hóa học của một axit.
Viết 1 phương trình phản ứng chứng tỏ axit HCl có tính oxi hóa, 1 phương trình phản ứng chúng tỏ HCl có tính khử.
Cho 10,56 gam hỗn hợp Al và Fe vào dung dịch AgNO3 và Cu(NO3)2 được dung dịch A và chất rắn B. Cho dung dịch A tác dụng dung dịch NaOH dư được kết tủa, nung kết tủa ngoài không khí đến khối lượng không đổi được 7,2g một oxit duy nhất. Hòa tan chất rắn B vào dung dịch H2SO4 đặc nóng dư được 6,72 lít SO2 ở đktc. Tính thành phần phần trăm về khối lượng của từng kim loại trong hỗn hợp đầu, biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn.
Cho các cặp oxi hóa – khử được sắp xếp theo thứ tự tăng dần tính oxi hóa của các ion kim loại: Zn2+/Zn, Fe2+/Fe; Ni2+/Ni, Cu2+/Cu, Fe3+/Fe2+, Ag/Ag. Tiến hành các thí nghiệm sau: (a) Cho bột sắt vào dung dịch đồng(II) sunfat. (b) Cho bột đồng vào dung dịch sắt(III) sunfat. (c) Cho bột niken vào dung dịch bạc nitrat. (d) Cho bột kẽm vào dung dịch niken(II) sunfat. (e) Cho bột sắt vào dung dịch kẽm sunfat. Trong các thí nghiệm trên, số thí nghiệm có xảy ra phản ứng là
A. 5. B. 3. C. 2. D. 4.
Thực hiện sơ đồ các phản ứng sau: (1) X + Y → Z + H2O. (2) Y → Z + H2O + T. (3) X + T → Y. (4) X + T → Z + H2O. Biết X, Y, Z là các hợp chất vô cơ của kim loại natri. Các chất X, Y, Z, T lần lượt là
A. NaOH, Na2CO3, NaHCO3, CO2.
B. NaOH, NaHCO3, CO2, Na2CO3.
C. NaOH, NaHCO3, Na2CO3, CO2.
D. NaOH, Na2CO3 , CO2, NaHCO3.
Loga.vn - Cộng Đồng Luyện Thi Trực Tuyến