Cho các chất sau: Al, CO2, FeCl2, NaHCO3, CuSO4, MgCl2. Số chất phản ứng với dung dịch NaOH loãng nóng là
A. 4. B. 5. C. 3. D. 6.
Tất cả đều phản ứng:
Al + H2O + NaOH —> NaAlO2 + H2
CO2 + NaOH —> Na2CO3 + H2O
FeCl2 + NaOH —> Fe(OH)2 + NaCl
NaHCO3 + NaOH —> Na2CO3 + H2O
CuSO4 + NaOH —> Cu(OH)2 + Na2SO4
MgCl2 + NaOH —> Mg(OH)2 + NaCl
Cho hỗn hợp gồm X (C3H6O2) và Y (C2H4O2) tác dụng vừa đủ với dung dịch NaOH thu được 1 muối và 1 ancol. Vậy
A. X là axit, Y là este. B. X là este, Y là axit.
C. X, Y đều là axit D. X, Y đều là este
Hỗn hợp X gồm 2 kim loại A, B (đều có hoá trị không đổi). Chia X thành 2 phần bằng nhau. Phần 1: Hoà tan hết trong dung dịch hỗn hợp HCl và H2SO4, thu được 3,36 H2 (đktc). Phần 2: Hoà tan hết trong dung dịch HNO3 loãng thu được V lít (đktc) khí NO là sản phẩm khử duy nhất. Giá trị của V là
A. 2,24. B. 3,36. C. 4,48. D. 5,6.
Cho 6,4 gam hỗn hợp 2 kim loại kế tiếp thuộc nhóm IIA của bảng tuần hoàn tác dụng với dung dịch H2SO4 loãng dư thu được 4,48 lít H2 (đktc). Hai kim loại đó là
A. Be và Mg B. Mg và Ca. C. Ca va Sr. D. Sr và Ba.
Hoà tan hoàn toàn 1,9 gam hỗn hợp gồm Fe, Mg và AI bằng dung dịch H2SO4 loãng vừa đủ, thu được 1,344 lít H2 (đktc). Khối lượng thuối khan thu được khi cô cạn dung dịch sau phản ứng là
A. 7,66 gam. B. 7,78 gam.
C. 8,25 gam D. 7,72 gam.
Thực hiện các thí nghiệm sau: (1) Sục khí CO2 dư vào dung dịch NaAlO2. (2) Sục khí CO2 dư vào dung dịch Ca(OH)2 (3) Sục khí NH3 dư vào dung dịch AlCl3. (4) Cho H2S vào dung dịch AgNO3. (5) Cho Na2S vào dung dịch FeCl3. (6) Cho AlCl3 vào dung dịch KAlO2. Số thí nghiệm thu được chất kết tủa là
A. 3. B. 5. C. 4. D. 6.
Cho các phát biểu sau: (a) Ở nhiệt độ thường Cu(OH)2 tan được trong dung dịch glixerol. (b) Ở nhiệt độ thường C2H4 oxi hóa được nước brom. (c) Đốt chảy hoàn toàn este no mạch hở luôn thu được số mol CO2 bằng số mol H2O. (d) Tất cả các aminoaxit đều có tính lưỡng tính do đó dung dịch đều có pH = 7. Số phát biểu không đúng là
A. 4. B. 1. C. 2. D. 3.
Cho luồng khí CO dư đi qua ống sứ chứa m gam hỗn hợp Al2O3 và Fe3O4 đốt nóng. Sau phản ứng thấy còn lại 14,14 gam chất rắn. Khi ra khỏi ống sứ được hấp thụ vào dung dịch Ca(OH)2 dư thu được 16 gam kết tủa. Giá trị của m là
A. 18,82. B. 19,26. C. 16,7. D. 17,6.
Hỗn hợp A gồm axit đơn chức X (mạch hở, có một liên kết C=C), axit hai chức Y (mạch hở, có một liên kết C=C) và este Z thuần chức tạo từ Y. Đốt cháy hoàn toàn m gam A bằng lượng O2 vừa đủ thu được 44 gam CO2 và 12,96 gam H2O. Mặt khác, đun nóng m gam A trong dung dịch NaOH dư, thu được 9,2 gam ancol etylic. Biết X và Y có cùng số nguyên tử cacbon trong phân tử. Phần trăm khối lượng của X trong A gần nhất với
A. 8,5%. B. 7,7%. C. 9,8%. D. 10,6%.
Dung dịch X chứa 2 chất tan đều có nồng độ 1M. Tiến hành 3 thí nghiệm sau: – Thí nghiệm 1: Cho 2V ml dung dịch NaOH 1,5M vào V ml X, thu được m1 gam kết tủa. – Thí nghiệm 2: Cho 3V ml dung dịch NaOH 1,5M vào V ml X, thu được m2 gam kết tủa. – Thí nghiệm 3: Cho 3,5V ml dung dịch NaOH 1,5M vào V ml X, thu được m3 gam kết tủa. Trong đó m1 < m3 < m2. Hai chất tan trong X là
A. HCl và AlCl3. B. H2SO4 và Al2(SO4)3.
C. H2SO4 và AlCl3. D. HCl và Al2(SO4)3.
Một hỗn hợp chứa đồng thời: CH3OH, C2H5OH. Hỏi trong hỗn hợp đó tồn tại bao nhiêu kiểu liên kết hidro giữa các phân tử ?
A. 5 B. 2 C. 3 D. 4
Loga.vn - Cộng Đồng Luyện Thi Trực Tuyến