Cho các chất sau: C2H5OH, C6H5OH, C2H5NH2, dung dịch C6H5NH3Cl, dung dịch NaOH, CH3COOH, dung dịch HCl loãng. Cho từng cặp chất tác dụng với nhau có xúc tác, số cặp chất xảy ra phản ứng là
A. 10 B. 9 C. 11 D. 8
Có 8 phản ứng:
C25OH + CH3COOH —> CH3COOC2H5 + H2O
C6H5OH + NaOH —> C6H5ONa + H2O
C2H5NH2 + C6H5NH3Cl —> C2H5NH3Cl + C6H5NH2
C2H5NH2 + CH3COOH —> CH3COONH3-C2H5
C2H5NH2 + HCl —> C2H5NH3Cl
C6H5NH3Cl + NaOH —> C6H5NH2 + NaCl + H2O
NaOH + CH3COOH —> CH3COONa + H2O
NaOH + HCl —> NaCl + H2O
Hòa tan m gam hỗn hợp rắn X gồm Al; Fe(NO3)2; Fe(NO3)3; Cu(NO3)2 trong dung dịch chứa 0,74 mol HCl. Kết thúc phản ứng thu được dung dịch Y chỉ chứa 35,68 gam các muối; 0,12 mol NO và 0,03 mol H2. Giá trị của m gần nhất với giá trị nào sau đây?
A. 15 B. 16 C. 17 D. 18
Một loại phân bón hỗn hợp trên thị trường có chỉ số N-P-K là 20-20-15. Nếu khối lượng của một bao phân bón là 50 kg. Vậy khối lượng của N,P,K có trong 50 kg phân bón đó lần lượt là:
A. 10 kg; 8,73 kg 12,44 kg
B. 20 kg; 20 kg; 15 kg
C. 10 kg; 10 kg; 7,5 kg
D. 10 kg; 4,37 kg; 6,22 kg
Nung nóng hỗn hợp X gồm 0,2 mol vinylaxetilen và 0,2 mol H2 với xúc tác Ni thu được hỗn hợp Y có tỉ khối hơi so với H2 là 21,6. Hỗn hợp Y làm mất màu tối đa m gam brom trong CCl4, Giá trị của m là:
A. 80 gam B. 72 gam C. 30 gam D. 45 gam
Cho 1,792 lít hỗn hợp X gồm: propin, H2 (ở đktc, tỉ khối của X so với H2 bằng 65/8) đi qua xúc tác nung nóng trong bình kín thu được hỗn hợp khí Y có tỉ khối của Y so với He bằng a. Y làm mất màu vừa đủ 160 gam nước brom 2%. Giá trị của a là :
A. 8,125 B. 32,58 C. 10,8 D. 21,6
Cho hỗn hợp X gồm 0,2 mol axetilen và 0,4 mol H2 qua bột Ni làm xúc tác, nung nóng sau một thời gian thu được hỗn hợp khí Y (có tỉ khối so với H2 bằng 7,5). Cho Y qua bình đựng dung dịch brom (dư) kết thúc phản ứng thấy có m gam Br2 tham gia phản ứng. Giá trị của m là:
A. 32 gam B. 16 gam C. 24 gam D. 0 gam
Dung dịch X chứa đồng thời: a mol Mg2+, 0,15 mol Fe2+, 0,4 mol HSO4- và 0,1 mol NO3-. Cho 300ml dung dịch Y chứa Ba(OH)2 1M và NaOH 2M vào dung dịch X, kết thúc phản ứng thu được dung dịch Z và m gam kết tủa
a. Tính giá trị m
b. Tính khối lượng NaHCO3 cần dùng để phản ứng đủ Z.
Cho 22,05 gam axit glutamic vào 600ml dung dịch gồm HCl 0,1M và H2SO4 0,5M thu được dung dịch X. Cho X tác dụng vừa đủ với V ml dung dịch hỗn hợp gồm NaOH 2M và KOH 1M thu được dung dịch Y. Cô cạn dung dịch Y sau phản ứng thu được m gam muối khan. Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Giá trị của m là?
Hòa tan hoàn toàn 18,85 gam hỗn hợp X gồm Al, FeS và Cu(NO3)2 trong 680 ml dung dịch HNO3 1M, thu được dung dịch Y chỉ chứa 51,53 gam muối trung hòa và 3,136 lít (đktc) hỗn hợp khí Z gồm NO và N2O, có tỉ khối so với He là 8,5. Cho Y tác dụng với dung dịch NaOH (loãng, đun nóng) thì số mol NaOH phản ứng tối đa là 0,83 mol. Phần trăm khối lượng của Al trong X là
A. 21,49%. B. 14,32%. C. 22,92%. D. 17,19%.
Nung hỗn hợp X gồm m gam Al và một oxit sắt ở nhiệt độ cao, trong điều kiện không có oxi, đến khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được 9,93 gam hỗn hợp Y. Nghiền nhỏ, trộn đều và chia hỗn hợp Y thành 2 phần. Phần 1 tác dụng với dung dịch NaOH dư, thu được 0,4032 lít H2 (đktc), phần 2 tác dụng vừa đủ với 306 ml dung dịch HCl 1M, thu được 1,8144 lít H2 (đktc). Xác định công thức oxit sắt và tìm giá trị của m.
Đun nóng m gam hỗn hợp E chứa 3 peptit X, Y, Z mạch hở có số mắt xích khác nhau, đều có phản ứng màu biure và tỉ lệ mol 5 : 4 : 4 với dung dịch HCl loãng dư, cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được 0,17 mol muối của Valin và 0,06 mol muối của Alanin. Biết tổng liên kết peptit trong X, Y, Z nhỏ hơn 16. Giá trị của m gần nhất là?
A. 19,6 B. 20,5 C. 21,9 D. 22,5
Loga.vn - Cộng Đồng Luyện Thi Trực Tuyến