Cho các chất sau: CH3COONa, K2S, Na2SO3, Na2SO4, FeCl3, NH4Cl, Na2CO3, NH3, CuSO4, C6H5ONa. Có bao nhiêu chất khi tan trong H2O tạo dung dịch làm quỳ tím chuyển màu xanh?
A. 4 B. 6 C. 5 D. 7
Các chất khi tan trong nước tạo dung dịch làm quỳ tím chuyển màu xanh: CH3COONa, K2S, Na2SO3, Na2CO3, NH3, C6H5ONa.
Hòa tan hết 26,92 gam hỗn hợp X gồm FeCO3, Fe3O4 và Fe(NO3)2 trong V lít dung dịch hỗn hợp chứa HCl 1M; NaNO3 0,5M kết thúc phản ứng thu được dung dịch Y (chỉ chứa muối, không chứa muối amoni) và hỗn hợp khí Z gồm CO2 và NO (tỉ lệ mol tương ứng 3 : 4). Dung dịch Y hòa tan tối đa 8,32 gam bột Cu. Nếu cho dung dịch KOH dư vào Y, thu được 29,62 gam kết tủa. Giá trị của V là?
A. 0,68 B. 0,78 C. 0,72 D. 0,80
Hỗn hợp M gồm hai axit cacboxylic no, đơn chức, mạch hở X, Y (MX < MY); ancol no, ba chức, mạch hở Z và trieste T tạo bởi hai axit và ancol trên. Cho 24 gam M tác dụng vừa đủ với dung dịch chứa 0,35 mol KOH, cô cạn dung dịch sau phản ứng còn lại m gam muối khan. Mặt khác, đốt cháy hoàn toàn 24 gam M trên bằng lượng vừa đủ khí O2, thu được 0,75 mol CO2 và 0,7 mol H2O. Nhận xét nào sau đây là sai?
A. Khối lượng của hai axit cacboxylic có trong 12 gam M là 8,75 gam.
B. Số mol este T trong 24 gam M là 0,05 mol.
C. Giá trị của m là 30,8.
D. Phần trăm khối lượng của nguyên tố H trong X là 4,35%.
Hỗn hợp A gồm 2 muối NH4Cl và NH4NO3 được chia thành 2 phần bằng nhau:
Phần 1: Tác dụng hết với AgNO3 thu được 14,35 gam kết tủa.
Phần 2: Đun nóng với NaOH 0,5M tạo thành 6,72 lít khí (đkc)
a. Tính khối lượng hh A.
b. Tính thể tích NaOH cần dùng.
Cho 200 ml dung dịch Ba(OH)2 0,1M vào 300 ml dung dịch NaHCO3 0,1M, thu được dung dịch X và kết tủa Y. Cho từ từ dung dịch HCl 0,25M vào X đến khi bắt đầu có khí sinh ra thì hết V ml. Biết các phản ứng đều xảy ra hoàn toàn. Giá trị của V là
A. 160. B. 80. C. 60. D. 40.
Hòa tan 7,8 gam hỗn hợp gồm Al và Mg trong 1,0 lít dung dịch HNO3 1M thu được dung dịch B và 1,792 lít hỗn hợp hai khí N2 và N2O (đktc) có tỉ khối so với H2 là 18. Cho vào dung dịch B một lượng dung dịch NaOH 1M đến khi lượng kết tủa không thay đổi nữa thì cần 1,03 lít. Khối lượng muối thu được trong dung dịch B là
A. 52,44 gam. B. 50,24 gam.
C. 57,40 gam. D. 58,20 gam.
Khi tách nước từ một chất X có công thức phân tử C4H10O tạo thành ba anken là đồng phân của nhau (tính cả đồng phân hình học). Công thức cấu tạo thu gọn của X là
A. (CH3)3COH. B. CH3OCH2CH2CH3.
C. CH3CH(OH)CH2CH3. D. CH3CH(CH3)CH2OH.
Chất nào sau đây có khả năng thăng hoa?
A. Kim cương. B. Muối ăn.
C. Naphtalen. D. Bột nở.
Dãy các chất đều phản ứng với dung dịch CuCl2 là
A. NaOH, Fe, Mg, Hg.
B. Ca(OH)2, Mg, Ag, AgNO3.
C. NaOH, Fe, Mg, AgNO3, Ag, Ca(OH)2.
D. NaOH, Fe, Mg, AgNO3, Ca(OH)2.
Nung nóng 36,34 gam hỗn hợp rắn X gồm Al, Fe3O4 và Cr2O3 trong khí trơ đến khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được hỗn hợp rắn Y. Cho Y vào dung dịch NaOH loãng dư, thấy lượng NaOH phản ứng là 15,2 gam; đồng thời thoát ra 0,09 mol khí H2. Nếu cho 36,34 gam X vào dung dịch chứa 2,0 mol HCl (dùng dư), thu được 0,5 mol khí H2 và dung dịch Z. Dung dịch Z tác dụng tối đa với dung dịch chứa x mol NaOH (không có mặt oxi), thu được 26,16 gam hỗn hợp các hiđroxit. Giá trị của x là.
A. 2,46. B. 2,44. C. 2,48. D. 2,42.
Dung dịch A là dung dịch H2SO4, dung dịch B là dung dịch NaOH. Trộn A và B theo tỉ số Va : Vb = 3:2 thì được dung dịch X có chứa A dư. Trung hòa 1 lit dung dịch X cần 40 gam KOH 28%. Trộn A và B theo tỉ số Va : Vb = 2:3 thì được dung dịch Y có chứa B dư. Trung hòa 1 lít dung dịch Y cần 29,2 gam HCl 25%. Tính nồng độ mol của dung dịch A và B.
Loga.vn - Cộng Đồng Luyện Thi Trực Tuyến