Cho các chất sau: Phenol, anilin, buta-1,3-đien, metyl acrylat, toluen, stiren, axit metacrylic. Số chất tác dụng được với nước brôm ở điều kiện thường là
A. 6. B. 5. C. 4. D. 7.
Số chất tác dụng được với nước brôm ở điều kiện thường là: Phenol, anilin, buta-1,3-đien, metyl acrylat, stiren, axit metacrylic.
Bộ dụng cụ chưng cất (được mô tả như hình vẽ) thường dùng để
A. Tách chất lỏng và chắt rắn.
B. Tách các chất lỏng có nhiệt độ sôi khác nhau nhiều.
C. Tách các chất lỏng có nhiệt độ sôi xấp xỉ nhau.
D. Tách các chất rắn có nhiệt độ sôi khác nhau nhiều.
Lấy 0,3 mol hỗn hợp X gồm H2NC3H5(COOH)2 và H2NCH2COOH cho vào 400 ml dung dịch HCl 1M, thu được dung dịch Y. Biết Y phản ứng vừa đủ với 800 ml dung dịch NaOH 1M thu được dung dịch Z. Làm bay hơi Z thu được m gam chất rắn khan. Giá trị của m là
A. 55,2. B. 69,1. C. 28,8. D. 61,9.
Cho các phát biểu sau: (1) Thành phần chính của supephotphat kép gồm hai muối Ca(H2PO4)2 và CaSO4. (2) Al là kim loại có tính lưỡng tính. (3) Để xử lí thủy ngân rơi vãi, người ta có thể dùng bột lưu huỳnh. (4) Khi thoát vào khí quyển, freon phá hủy tần ozon. (5) Trong khí quyển, nồng độ NO2 và SO2 vượt quá quy định cho phép gây ra mưa axit. (6) Đám cháy Mg có thể dập tắt bằng CO2. (7) Phèn chua được dùng để làm trong nước đục. (8) Trong tự nhiên, các kim loại kiềm chỉ tồn tại ở dạng đơn chất. Số phát biểu đúng là
A. 6. B. 4. C. 3. D. 5.
Cho Fe và Cu lần lượt tác dụng được với các chất sau: (1) dung dịch H2SO4 loãng, nguội, (2) khí O2 nung nóng, (3) dung dịch NaOH, (4) dung dịch H2SO4 đặc, nguội, (5) dung dịch FeCl3. Số chất chỉ tác dụng với một trong hai kim loại là
A. 3. B. 5. C. 2. D. 4.
Hỗn hợp X gồm metan, eten và propin. Nếu cho 13,4 gam hỗn hợp X tác dụng với dung dịch AgNO3/NH3 dư thì thu được 14,7 gam kết tủa. Nếu cho 16,8 lít X (đktc) tác dụng với dung dịch brôm thì thấy có 108 gam brôm phản ứng. Phần trăm thể tích CH4 trong hỗn hợp X là
A. 30%. B. 25%. C. 35%. D. 40%.
Cho các chất và dung dịch sau: Na2CO3, Na2S, CuS, Na2SO4, Fe(NO3)2, FeSO4, Fe(NO3)3, CH3NH3HCO3, CH3COONa lần lượt vào dung dịch HCl. Số trường hợp có khí thoát ra là
A. 3. B. 6. C. 4. D. 5.
Cho m gam hỗn hợp Na và Ba vào nước dư, thu được dung dịch X và V lít khí H2 (đktc). Sục khí CO2 từ từ đến dư vào dung dịch X, lượng kết tủa thu được thể hiện trên đồ thị sau
Giá trị của m và V lần lượt là
A. 35,70 và 7,84. B. 30,18 và 6,72.
C. 30,18 và 7,84. D. 35,70 và 6,72.
Loga.vn - Cộng Đồng Luyện Thi Trực Tuyến