Cho các chất và dung dịch: nước clo, nước Javen, dung dịch clorua vôi, ozon, hiđro peoxit và kali clorat. Số chất và dung dịch có thể ứng dụng để khử trùng và tẩy màu là
A. 5. B. 3. C. 6. D. 4.
Các chất dùng để khử trùng và tẩy màu: nước clo, nước Javen, dung dịch clorua vôi, ozon, hiđro peoxit.
Hòa tan hoàn toàn Fe3O4 trong dung dịch H2SO4 loãng, dư thì thu được dung dịch X. Xét dãy gồm các chất: Cu, Fe(NO3)2, K2Cr2O7, SrCl2, Cl2, KNO3 và Pb(NO3)2. Số chất trong dãy phản ứng được với dung dịch X là
A. 5. B. 4. C. 6. D. 7.
Cho các phát biểu sau: (a) Naphtalen là chất rắn, màu trắng, dễ thăng hoa. (b) Chất béo nhẹ hơn nước và không tan trong nước. (c) Axit fomic có thể tham gia phản ứng tráng bạc. (d) Thủy phân benzyl benzoat trong môi trường kiềm tạo ra muối và ancol. (e) Tất cả các peptit đều có phản ứng với Cu(OH)2 tạo ra hợp chất màu tím. (f) Hiđrat hóa axetilen với xúc tác HgSO4 ở 80°C thu được axetanđehit. (g) Thủy phân saccarozơ và mantozơ tạo sản phẩm giống nhau. Số phát biểu đúng là
A. 4. B. 5. C. 7. D. 6.
Tiến hành các thí nghiệm sau: (a) Cho kim loại Ba vào dung dịch CuSO4 dư. (b) Điện phân dung dịch Cu(NO3)2 (điện cực trơ). (c) Nung nóng hỗn hợp bột Al và Cr2O3 (không có không khí). (d) Đốt cháy HgS trong khí O2. (e) Điện phân Al2O3 nóng chảy. (f) Thổi khí CO dư qua Fe2O3 nung nóng Số thí nghiệm tạo ra kim loại là
Cho các phát biểu sau: (a) Điện phân dung dịch NaCl không có màng ngăn thu được nước Javen. (b) Có thể dùng Ca(OH)2 để làm mất tính cứng của nước có độ cứng tạm thời. (c) Phèn chua có thể được sử dụng để đánh trong nước. (d) Lưu huỳnh chủ yếu được sử dụng để điều chế axit sunfuric. (e) Amoniac được sử dụng để điều chế axit nitric và phân đạm. Số phát biểu đúng là
A. 3. B. 5. C. 2. D. 4.
Thủy phân hoàn toàn 1 mol peptit X thu được 2 mol Gly, 1 mol Ala, 1 mol Val và 1 mol Phe. Thủy phân không hoàn toàn X thu được đipeptit Val-Phe và tripeptit Gly-Ala-Val nhưng không thu được đipeptit Gly-Gly. Amino axit đầu N và amino axit đầu C của peptit X lần lượt là
A. Ala và Gly. B. Ala và Val.
C. Gly và Gly. D. Gly và Val.
Cho lượng dư Mg tác dụng với 100 ml dung dịch gồm KNO3 0,2M, NaNO3 0,1M và HCl. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được dung dịch X chứa m gam muối và 0,56 lít hỗn hợp khí Y (đktc) gồm hai khí không màu, đều nhẹ hơn không khí. Tỷ khối của Y so với H2 là 6,2. Giá trị gần nhất của m là
A. 12,6. B. 12,8. C. 12,2. D. 12,4.
Hòa tan hoàn toàn hỗn hợp Al và Al2O3 trong 500 ml dung dịch HCl nồng độ a mol/l, thu được dung dịch X. Cho từ từ dung dịch NaOH 1M vào X, số mol kết tủa Al(OH)3 phụ thuộc vào số mol NaOH được biểu diễn bằng đồ thị dưới đây
Giá trị của a là
A. 1,4. B. 0,2. C. 1,1. D. 0,9.
Hai chất hữu cơ X và Y có cùng số nguyên tử cacbon (MX < MY). Đốt cháy hoàn toàn mỗi chất đều thu được H2O và CO2 có số mol bằng nhau. Cho 3,36 lít (136,5°C và 1 atm) hơi hỗn hợp gồm X và Y hấp thụ vào lượng dư dung dịch AgNO3/NH3. Phản ứng hoàn toàn thu được 28,08 gam Ag. Phần trăm khối lượng của X trong hỗn hợp ban đầu là
A. 78,16%. B. 39,66%. C. 60,34%. D. 21,84%.
Hỗn hợp khí X có thể tích 13,44 lít (đktc) gồm C2H2, C2H4 và H2, có tỉ lệ thể tích 1 : 2 : 3 tương ứng. Đun nóng X với xúc tác Ni một thời gian thu được hỗn hợp khí Y có tỉ khối so với H2 bằng 11. Y phản ứng với tối đa a mol Br2 trong dung dịch. Giá trị a là
A. 0,10. B. 0,15. C. 0,25. D. 0,20.
Loga.vn - Cộng Đồng Luyện Thi Trực Tuyến