Cho các hợp chất có công thức sau: C5H10N2O3, C8H14N2O4, C8H16N2O3, C6H13N3O3, C4H9N2O3, C6H12N2O3. Biết trong phân tử peptit chỉ chứa nhóm -NH2, -COOH, -CONH-. Số công thức phân tử có thể viết được đipeptit là
A. 6. B. 4. C. 3. D. 5.
Các công thức có thể là đipeptit (1CONH, ít nhất 1NH2, ít nhất 1COOH):
C5H10N2O3: Gly-Ala
C8H16N2O3: Ala-Val
C6H12N2O3: Ala-Ala
C6H13N3O3: NH2-CH2-CH(NH2)-CONH-CH(CH3)-COOH
ad đáp án cũng có C6H13N3O3 chứ ạ
Thủy phân este có hai liên kết pi trong phân tử, mạch hở X (MX < 88), thu được sản phẩm có phản ứng tráng bạc. Số công thức cấu tạo phù hợp của X là
A. 4. B. 3. C. 6. D. 5.
Cho các chất sau: propan, etilen, propin, buta-1,3-đien, stiren, glixerol, phenol, vinyl axetat, anilin. Số chất tác dụng được với nước Br2 ở điều kiện thường là
A. 8. B. 7. C. 9. D. 6.
Hỗn hợp A gồm chất X (C3H10N2O5) và chất Y (C9H16N4O5), trong đó X tác dụng với NaOH hay HCl đều thu được khí, Y là tetrapeptit. Cho 29,6 gam A tác dụng với dung dịch NaOH dư, đun nóng thu được 2,55 gam khí. Mặt khác, 29,6 gam A phản ứng với dung dịch HCl dư thu được m gam chất hữu cơ. Các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Giá trị của m là
A. 28,225. B. 26,250. C. 26,875. D. 27,775.
Cho 9,0 gam Fe vào 300 ml dung dịch AgNO3 1M. Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được m gam hỗn hợp kim loại. Giá trị của m là
A. 16,2. B. 32,4. C. 35,8. D. 33,0.
Đốt cháy hoàn toàn 13,728 gam một triglixerit X cần vừa đủ 27,776 lít O2 (đktc) thu được số mol CO2 và số mol H2O hơn kém nhau 0,064. Mặt khác, hiđro hóa hoàn toàn một lượng X cần 0,096 mol H2 thu được m gam chất hữu cơ Y. Xà phòng hóa hoàn toàn m gam Y bằng dung dịch NaOH thu được dung dịch chứa a gam muối. Giá trị của a là
A. 11,424. B. 42,720. C. 41,376. D. 42,528.
Hỗn hợp A gồm ankin X, anken Y (Y nhiều hơn X một nguyên tử cacbon) và H2. Cho 0,5 mol A vào bình kín chứa một ít bột Ni đun nóng. Sau một thời gian thu được hỗn hợp B. Đốt cháy hoàn toàn B thu được 15,68 lít CO2 (đktc) và 12,6 gam H2O. Công thức phân tử của X là
A. C3H4. B. C3H6. C. C2H2. D. C4H6.
Dung dịch X gồm Cu(NO3)2 0,2M; FeCl2 0,3M; Fe(NO3)3 0,3M. Cho m gam bột Mg vào 100ml dung dịch X khuấy đều cho đến khi phản ứng kết thúc thu được dung dịch Y và n gam chất rắn. Thêm dung dịch KOH dư vào Y được kết tủa Z. Nung Z trong không khí đến khôia lượng không đổi được 5,4 gam chất rắn. Phát biểu đúng là:
A. Giá trị của m là 2,88
B. Giá trị của n là 0,96
C. Giá trị của (n – m) là 1,08
D. Giá trị của (n + m) là 2,6
Hỗn hợp A gồm 2 khí O2 và O3, biết V lít A (đktc) tác dụng vừa đủ với hỗn hợp B chứa 31,2 gam Mg và 16,2 gam Al, tạo thành hỗn hợp oxít kim loại. Xác định V biết tỉ khối hơi hỗn hợp A so với H2 là 17,6.
Trong dung dịch CH3COOH 0,1M (X), tồn tại cân bằng CH3COOH ⇄ CH3COO- + H+. Tiến hành các thí nghiệm sau: (1) Thêm vài giọt dung dịch HCl đặc vào X. (2) Thêm vài giọt dung dịch NaOH đặc vào X. (3) Thêm ít tinh thể CH3COONa vào X. (4) Pha loãng dung dịch X bằng nước. (5) Cô đặc dung dịch X. Số thí nghiệm làm tăng khả năng phân ly (cân bằng chuyển dịch theo chiều thuận) là
A. 2. B. 3. C. 4. D. 1.
Hãy viết các sản phẩm tạo ra được khi cho isopren phản ứng với HBr tỉ lệ 1 : 2?
Loga.vn - Cộng Đồng Luyện Thi Trực Tuyến