Cho các hợp kim sau: Cu-Fe (I); Zn-Fe (II); Fe-C (III); Sn-Fe (IV). Khi tiếp xúc với dung dịch chất điện li thì các hợp kim mà trong đó Fe đều bị ăn mòn trước là:
A. I, II và III. B. I, II và IV.
C. I, III và IV. D. II, III và IV.
Fe bị ăn mòn trước khi Fe là cực âm —> I, III và IV.
Cho sơ đồ chuyển hóa: FeO + H2SO4 loãng → X; X + Na2CrO4 + H2SO4 loãng → Y, Y + NaOH dư → Z, Z + Br2 + NaOH dư → T. Biết các chất Y, Z, T là các hợp chất của crom. Các chất X, Y, Z, T lần lượt là
A. FeSO4, Cr2(SO4)3, Cr(OH)3, Na2Cr2O7.
B. FeSO4, CrSO4, NaCrO2, Na2CrO4.
C. Fe2(SO4)3, Cr2(SO4)3, Cr(OH)3, NaCrO2.
D. FeSO4, Cr2(SO4)3, NaCrO2, Na2CrO4.
Có ba dung dịch riêng biệt: HCl 1M; Fe(NO3)2 1M; FeCl2 1M được đánh số ngẫu nhiên là (1), (2), (3). Tiến hành các thí nghiệm sau: – Thí nghiệm 1: Cho dung dịch AgNO3 dư vào V ml dung dịch (1) thu được m1 gam kết tủa. – Thí nghiệm 2: Cho dung dịch AgNO3 dư vào V ml dung dịch (2) thu được m2 gam kết tủa. – Thí nghiệm 3: Cho dung dịch AgNO3 dư vào V ml dung dịch (3) thu được m3 gam kết tủa. Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn và m1 < m2 < m3. Hai dung dịch (1) và (3) lần lượt là
A. HCl và FeCl2. B. Fe(NO3)2 và FeCl2.
C. HCl và Fe(NO3)2. D. Fe(NO3)2 và HCl.
Nung 61,32 gam hỗn hợp rắn gồm Al và các oxit sắt trong khí trơ ở nhiệt độ cao đến khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được hỗn hợp X. Chia X thành 2 phần bằng nhau. – Phần một cho tác dụng với dung dịch NaOH dư thu được 2,016 lít khí (đktc). – Phần hai hòa tan hết trong dung dịch chứa 1,74 mol HNO3 thu được dung dịch Y chỉ chứa các muối và 4,032 lít NO (đktc) thoát ra. Cô cạn dung dịch Y, lấy rắn thu được đem nung ngoài không khí đến khối lượng không đổi thu được hai chất rắn có số mol bằng nhau. Nếu cho Y tác dụng với dung dịch Na2CO3 dư thì thu được a gam kết tủa. Giá trị của a là
A. 50,91. B. 58,20. C. 50,40. D. 57,93.
Đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp X chứa CH3OH, HO-(CH2)2-OH, C3H5(OH)3 cần dùng vừa đủ 0,26 mol O2 và 0,32 mol H2O. Mặt khác, cho toàn bộ lượng X trên vào bình đựng Na dư thấy khối lượng bình tăng a gam. Giá trị của a là
A. 6,04 B. 7,06 C. 5,84 D. 6,24
Hỗn hợp M gồm axit cacboxylic X, ancol Y (đều đơn chức) và este Z được tạo ra từ X và Y (trong M, oxi chiếm 43,795% về khối lượng). Cho 10,96 gam M tác dụng vừa đủ với 40 gam dung dịch NaOH 10%, tạo ra 9,4 gam muối. Công thức của X và Y lần lượt là
A. CH2=CHCOOH và C2H5OH.
B. CH2=CHCOOH và CH3OH.
C. C2H5COOH và CH3OH.
D. CH3COOH và C2H5OH.
Nung m gam hỗn hợp X gồm bột Al và Fe3O4 sau một thời gian thu được chất rắn Y. Để hòa tan hết Y cần V lít dung dịch H2SO4 0,7M (loãng). Sau phản ứng thu được dung dịch Z và 0,6 mol khí. Cho dung dịch NaOH vào dung dịch Z đến dư, thu được kết tủa M. Nung M trong chân không đến khối lượng không đổi thu được 44 gam chất rắn T. Cho 50 gam hỗn hợp A gồm CO và CO2 qua ống sứ thu được chất rắn T nung nóng. Sau khi T phản ứng hết thu được hỗn hợp khí B có khối lượng gấp 1,208 lần khối lượng của A. Giá trị của (m – V) gần nhất với giá trị nào sau đây nhất?
A. 65,7. B. 61,5. C. 63,2. D. 58,4.
Thực hiện phản ứng este hóa giữa axit axetic với glixerol (xúc tác H2SO4 đặc, đun nóng), số sản phẩm hữu cơ chứa chức este có thể thu được là
A. 3. B. 5. C. 4. D. 1.
Tiến hành các thí nghiệm sau: (a) Dẫn khí CO đi qua FeO nung nóng. (b) Đốt miếng Mg rồi nhanh chóng cho vào hỗn hợp gồm Al và Fe2O3. (c) Điện phân dung dịch NaCl (điện cực trơ, màng ngăn). (d) Nung AgNO3 ở nhiệt độ cao. Số thí nghiệm thu được sản phẩm kim loại sau phản ứng là
A. 2. B. 4. C. 1. D. 3.
Cho hỗn hợp X gồm Al, Fe, Fe(NO3)2 tác dụng với dung dịch có 0,51 mol HCl và 0,03 mol NaNO3 thu được dung dịch Y chỉ chứa 25,485 gam muối và 1,232 lít hỗn hợp khí T có khối lượng 1,07 gam (trong T có 0,025 mol H2). Biết Y tác dụng được tối đa với 0,59 mol NaOH. Mặt khác Y tác dụng với AgNO3 dư thu được 78,585 gam kết tủa. Phần trăm khối lượng Fe đơn chất trong X là:
A. 24,95% B. 36,32% B. 33,26% D. 25,43%
Loga.vn - Cộng Đồng Luyện Thi Trực Tuyến