Cho các lọ mất nhãn đựng riêng biệt các dung dịch sau: Na2SO3, AlCl3, KNO3, NH4Cl, ZnSO4. Nếu chỉ dùng thuốc thử duy nhất là Ba(OH)2 thì có thể nhận biết được tối đa bao nhiêu dung dịch?
A. 3. B. 2. C. 5. D. 4.
Nhận biết được cả 5 chất.
Cho Ba(OH)2 tới dư vào các mẫu thử:
+ Có khí mùi khai: NH4Cl (Thu lấy khí NH3 thoát ra)
+ Có kết tủa keo trắng sau tan: AlCl3
+ Không có kết tủa: KNO3
+ Có kết tủa trắng: Na2SO3 và ZnSO4
Cho khí NH3 tới dư vào 2 mẫu thử còn lại:
+ Có kết tủa trắng, sau tan là ZnSO4.
+ Không có kết tủa là Na2SO3.
Cả na2so3 và kno3 đều ko có kết tủa sao phân biệt dược ạ
đề cho na2so3 mà ad
Hòa tan hoàn toàn hai chất rắn X, Y (có số mol bằng nhau) thu được dung dịch Z. Thực hiện các thí nghiệm sau với dung dịch Z: + Thí nghiệm 1: cho tác dụng với dung dịch NaOH dư thì thu được n1 mol kết tủa + Thí nghiệm 2: cho tác dụng với dung dịch AgNO3 dư thì thu được n2 mol kết tủa Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn và n2 =1,5n1. Hai chất X, Y lần lượt là
A. FeCl3, Fe(NO3)2. B. AlCl3, Fe(NO3)2.
C. FeCl2, CuCl2. D. Cu(NO3)2, FeCl2
Cho từ từ 4a mol FeCl2 vào 800 ml dung dịch X chứa AgNO3 (dư) và HNO3. Mối quan hệ giữa khối lượng kết tủa thu được và số mol FeCl2 phản ứng được biểu diễn theo đồ thị sau:
Biết NO là sản phẩm khử duy nhất của N+5. Nồng độ mol của HNO3 trong dung dịch X là
A. 0,15. B. 0,20. C. 0,25. D. 0,30.
Tiến hành thí nghiệm điều chế isoamyl axetat theo các bước sau đây: Bước 1: Cho 1 ml CH3CH(CH3)CH2CH2OH, 1 ml CH3COOH và vài giọt dung dịch H2SO4 đặc vào ống nghiệm. Bước 2: Lắc đều ống nghiệm, đun cách thủy (trong nồi nước nóng) khoảng 5 – 6 phút ở 65 – 70°C. Bước 3: Làm lạnh, sau đó rót 2 ml dung dịch NaCl bão hòa vào ống nghiệm. Cho các phát biểu sau đây (1) H2SO4 đặc chỉ có vai trò làm chất xúc tác cho phản ứng. (2) Mục đích chính của việc thêm dung dịch NaCl bão hòa là để tránh phân hủy sản phẩm. (3) Sau bước 2, trong ống nghiệm vẫn còn CH3CH(CH3)CH2CH2OH và CH3COOH. (4) Sau bước 3, chất lỏng trong ống nghiệm trở thành đồng nhất. (5) Este điều chế được có mùi của quả chuối chín. Số các phát biểu đúng là
A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.
Thực hiện các thí nghiệm sau: 1. Hòa tan hỗn hợp gồm Cu và Fe2O3 (cùng số mol) vào dung dịch HCl loãng dư. 2. Cho KHS vào dung dịch KHSO4 vừa đủ. 3. Cho CrO3 tác dụng với dung dịch NaOH dư. 4. Hòa tan Fe3O4 vào dung dịch H2SO4 loãng dư. 5. Cho hỗn hợp bột gồm Ba và NaHSO4 (tỉ lệ mol tương ứng 1 : 2) vào lượng nước dư. 6. Cho 1 mol NaOH vào dung dịch chứa 1 mol Ba(HCO3)2. 7. Cho 1 mol NaHCO3 vào dung dịch chứa 1 mol Ba(OH)2. 8. Cho FeS2 vào dung dịch HNO3 dư. Số thí nghiệm luôn thu được hai muối là: A. 5 B. 6 C. 4 D. 7
Hoà tan hết hỗn hợp kim loại Mg, Al, Zn trong HNO3 vừa đủ được dung dịch X không có khí thoát ra. Cô cạn X được m gam muối khan (trong đó oxi chiếm 61,364% khối lượng). Nung m gam muối đó đến khối lượng không đổi được 19,2 gam chất rắn. Giá trị của m gần nhất với giá trị nào sau đây?
A. 65 B. 70 C. 75 D. 80
Cho các phát biểu sau: (a) Phèn chua được dùng để làm trong nước đục. (b) Amophot thuộc loại phân hỗn hợp. (c) Dung dịch kali đicromat có màu da cam. (d) Sắt là kim loại phổ biến nhất trong vỏ trái đất. (e) Thạch cao nung được dùng để đúc tượng, bó bột khi gãy xương. (f) Kim cương được dùng làm đồ trang sức, dao cắt thủy tinh. (g) Xesi được dùng để chế tạo tế bào quang điện. Số phát biểu đúng là
A. 4. B. 5. C. 6. D. 3.
Hỗn hợp X gồm hai amin no, đơn chức, mạch hở, có tỉ khối so với H2 là 18,5. Hỗn hợp Y gồm glyxin, valin, axit glutamic và lysin, Đốt cháy hoàn toàn 0,52 mol hỗn hợp Z gồm X và Y (tỉ lệ khối lượng tương ấy 1:3). Mặt khác, cho 10,36 gam Z tác dụng với dung dịch HCl dư, cô cạn dung dịch sau phản ứng, thu được 16,2 gam muối. Phần trăm khối lượng của glyxin trong Z có giá trị gần nhất với giá trị nào sau đây?
A. 5 B. 7 C. 9 D. 11
Thủy phân hoàn toàn 0,15 mol este đơn chức X bằng dung dịch KOH vừa đủ, thu được 36,6 gam hỗn hợp Y gồm hai muối. Mặt khác, đốt cháy hoàn toàn 3 gam X cần vừa đủ a mol O2. Giá trị của a là
A. 0,21. B. 0,22. C. 0,20. D. 0,23.
Dung dịch X gồm K2CO3 1M và Na2CO3 1M. Dung dịch Y gồm H2SO4 2M và HNO3 1M. Nhỏ từ từ 100 ml dung dịch Y vào 200 ml dung dịch X, thu được V lít khí CO2 (đktc) và dung dịch Z. cho dung dịch Ba(OH)2 tới dư vào Z, thu được m gam kết tủa. Biết phản ứng xảy ta hoàn toàn. Giá trị của m và V lần lượt là
A. 51,9 và 1,12 B. 105,7 và 1,12
C. 59,1 và 2,24 D. 105,7 và 2,24
Tiến hành các thí nghiệm sau: – Thí nghiệm 1: Cho thanh Fe vào dung dịch H2SO4 loãng. – Thí nghiệm 2: Nhúng thanh Fe vào dung dịch H2SO4 loãng có thêm vài giọt dung dịch CuSO4. – Thí nghiệm 3: Nhúng thanh Cu vào dung dịch FeCl3. – Thí nghiệm 4: Nhúng thanh Fe vào dung dịch FeCl3. Số trường hợp ăn mòn điện hóa là
A. 2. B. 3. C. 4. D. 1.
Loga.vn - Cộng Đồng Luyện Thi Trực Tuyến