Cho các phương trình hóa học sau (với hệ số tỉ lệ đã cho) X + 2NaOH —> X1 + X2 + H2O X1 + 2HCl —> X3 + 2NaCl 3C2H4 + 2KMnO4 + 4H2O —> X2 + 2KOH + 2MnO2 nX3 + nX4 —> tơ nilon-6,6 + 2nH2O Phân tử khối của X là:
A. 190 B. 200 C. 220 D. 180
X2: C2H4(OH)2
X3: HOOC-(CH2)4-COOH
X4: NH2-(CH2)6-NH2
X1: NaOOC-(CH2)4-COONa
X: HOOC-(CH2)4-COO-C2H4-OH
—> MX = 190
Hiện tượng nào xảy ra khi cho mảnh đồng kim loại vào dung dịch HNO3 đặc
A. Dung dịch có màu xanh, có khí nâu đỏ thoát ra
B. Không có hiện tượng gì
C. Dung dịch có màu xanh, khí không màu thoát ra hóa nâu trong không khí
D. Dung dịch có màu xanh và khí H2 thoát ra
Một dung dịch có [H+] = 10^-10 M sẽ làm quỳ tím chuyển thành màu
A. Đỏ B. Không màu
C. Tím D. Xanh
Silic phản ứng được với tất cả các chất trong dãy nào sau đây
A. O2, C, F2, Mg, HCl, NaOH
B. O2, C, F2, Mg, NaOH
C. O2, C, F2, Mg, HCl, KOH
D. O2, C, Mg, HCl, NaOH
Thực hiện các thí nghiệm sau (a) Cho Fe3O4 vào dung dịch HCl. (b) Cho khí NO2 vào dung dịch NaOH. (c) Sục a mol khí SO2 vào dung dịch chứa 1,5a mol NaOH. (d) Cho khí Cl2 vào dung dịch NaOH. (e) Cho hỗn hợp Cu và FeCl3 (tỉ lệ mol 1 : 2) vào H2O dư. (f) Cho Mg vào dung dịch HNO3 loãng (không có khí thoát ra). Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, số thí nghiệm thu được dung dịch chứa hai muối là
A. 4. B. 3. C. 5. D. 6.
Cho các cặp chất sau: CH≡CH và CH2=C=CH2, CH2=CH2 và (CH3)2C=CH2, CH3CH=O và CH2=CHCH2OH, C6H5OH và C6H5CH2OH (đều là các hợp chất thơm), CH3CH2OH và (CH3)2CHCH2OH. Số cặp chất là đồng đẳng của nhau là
A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.
Công thức phân tử nào sau đây có số đồng phân mạch hở lớn nhất?
A. C2H4O2. B. C3H9N. C. C6H14. D. C5H10.
Cho các phát biểu sau: (a) Na, Mg và Al đều là những kim loại nhẹ. (b) Thêm Na vào dung dịch NaOH hay dung dịch CuSO4 đều có xảy ra phản ứng của Na với H2O. (c) Be và Ca đều tan được trong dung dịch NaOH. (d) Al bị thụ động hóa trong HNO3 đặc nguội. (e) Dung dịch Na2CO3 có môi trường kiềm. (f) Thạch cao khan dùng để đúc tượng và bó bột. (g) Dung dịch phèn chua có môi trường axit. Số phát biểu đúng là
A. 6. B. 5. C. 4. D. 7.
Phát biểu nào dưới đây đúng?
A. Đinitro hóa benzen (HNO3 đặc/H2SO4 đặc) thu được sản phẩm chính là m-đinitrobenzen.
B. Hiđrat hóa propen (xúc tác H+) thu được sản phẩm chính là propanol.
C. Tách nước từ 3-metylbutan-2-ol thu được sản phẩm chính là 3-metylbut-1-en.
D. Monobrom hóa propan thu được sản phẩm chính là propyl bromua.
Hiện tượng nào sau đây được mô tả không đúng?
A. Thổi NH3 đến dư vào dung dịch AlCl3 thấy xuất hiện kết tủa trắng, sau đó kết tủa tan.
B. Cho đá vôi vào nước có sục khí CO2 liên tục thấy đá vôi tan dần.
C. Đun nóng nước cứng tạm thời thấy xuất hiện kết tủa trắng.
D. Thêm Ba(HCO3)2 vào dung dịch KHSO4 thấy có kết tủa trắng và khí thoát ra.
Cho α-amino axit X tác dụng với ancol đơn chức Y trong HCl khan thu được chất hữu cơ Z có công thức phân tử là C5H12O2NCl. Cho Z tác dụng vừa đủ với 100 ml dung dịch NaOH 2M, đun nóng, thu được 18,35 gam muối. Công thức cấu tạo của X là
A. CH3-CH2-CH(NH2)-COOH.
B. CH3-CH(NH2)-COOH.
C. CH3-CH(NH2)-CH2-COOH.
D. H2N-CH2-CH2-COOH.
Loga.vn - Cộng Đồng Luyện Thi Trực Tuyến