Cho các polime: protein, xenlulozơ, nilon-6, tơ nitron, nilon-6,6, cao su thiên nhiên. Số polime có chứa liên kết -CO-NH- trong phân tử là
A. 5. B. 2. C. 3. D. 4.
Các polime có -CONH- trong phân tử: protein, nilon-6, nilon-6,6.
Thực hiện các thí nghiệm sau: (a) Ngâm đinh sắt (dư) vào dung dịch CuSO4. (b) Cho dung dịch FeSO4 vào dung dịch KMnO4 trong môi trường H2SO4; (c) Dẫn khí CO2 đến dư vào dung dịch Ba(OH)2. (d) Nhỏ vài giọt dung dịch H2SO4 vào dung dịch K2CrO4. (e) Dẫn khí SO2 vào dung dịch nước brom. Số thí nghiệm có hiện tượng thay đổi màu của dung dịch sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn
A. 4. B. 2. C. 3. D. 5.
X và Y là hai este có cùng số nguyên tử cacbon. Đốt cháy hoàn toàn 0,1 mol hỗn hợp E gồm X và Y, thu được 0,7 mol CO2 và 0,3 mol H2O. Từ X và Y thực hiện các phản ứng theo các phương trình hóa học sau: 1. X + 2NaOH –> X1 + X2 + H2O 2. Y + 2NaOH –> Y1 + Y2 + Y3 Trong đó Y2 và Y3 đều là các hợp chất hữu cơ đơn chức, mạch hở , phân tử chứa các nguyên tố C, H, O. Phát biểu nào sau đây đúng
A. X và Y là đồng phân của nhau
B. X và Y đều là este hai chức
C. Y cộng hợp với Br2 theo tỉ lệ mol 1 :3
D. X và Y đều có phản ứng tráng gương
Thực hiện các thí nghiệm sau: (a) Cho dung dịch FeSO4 vào dung dịch KMnO4 trong môi trường H2SO4; (b) Ngâm thanh Fe vào dung dịch CuSO4; (c) Nhỏ từ từ dung dịch NaOH đến dư vào dung dịch Al2(SO4)3; (d) Cho dung dịch FeSO4 vào dung dịch K2Cr2O7 trong môi trường H2SO4; (e) Nhỏ dung dịch Br2 vào dung dịch NaCrO2 trong môi trường NaOH; (g) Nhỏ dung dịch NaOH vào dung dịch HCl. Số thí nghiệm có hiện tượng thay đổi màu của dung dịch sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn
A. 5. B. 6. C. 3. D. 4.
Hỗn hợp X gồm triglixerit Y và hai axit béo. Đốt cháy hoàn toàn 24,64 gam X cần vừa đủ 2,23 mol O2 thu được H2O và 1,56 mol CO2. Mặt khác, m gam X tác dụng vừa đủ với 0,18 mol NaOH trong dung dịch, thu được glixerol và dung dịch chỉ chứa a gam hai muối natri panmitat; natri stearat. Giá trị của a là
A. 54,60 B. 52,80. C. 55,40. D. 51,72
Hòa tan hết 15,44 gam hỗn hợp gồm Fe3O4, Fe và Al (trong đó oxi chiếm 20,725% về khối lượng) bằng 280 gam dung dịch HNO3 20,25% (dùng dư), thu được 293,96 gam dung dịch A và 0,896 lít (đktc) hỗn hợp khí X gồm NO và N2O. Để tác dụng tối đa với các chất có trong dung dịch A cần 450ml dung dịch NaOH 2M. Nếu cô cạn dung dịch A thu được chất rắn Z. Nung Z đến khối lượng không đổi thấy chất rắn giảm m gam. Giá trị m là
A. 44,12 B. 46,56 C. 43,72 D. 45,84
Điện phân (điện cực trơ, màng ngăn xốp) dung dịch X gồm a mol CuSO4 và 3a mol NaCl với I = 1,34A. Sau t giờ, thu được dung dịch Y (chứa hai chất tan) có khối lượng giảm 20,75 gam so với dung dịch ban đầu. Cho dung dịch Ba(HCO3)2 dư vào Y, thu được 43 gam kết tủa Z gồm 2 chất. Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn, hiệu suất điện phân 100%. Giá trị của t là
A. 14 B. 12 C. 8 D. 6
Tiến hành các thí nghiệm sau: (a) Nhỏ từ từ dung dịch NH3 đến dư vào dung dịch CuSO4. (b) Sục khí H2S vào dung dịch CuSO4. (c) Sục khí CO2 (dư) vào dung dịch Na2SiO3. (d) Sục khí CO2 (dư) vào dung dịch Ca(OH)2. (e) Nhỏ từ từ dung dịch NH3 đến dư vào dung dịch Al2(SO4)3. (g) Nhỏ từ từ dung dịch Ba(OH)2 đến dư vào dung dịch Al2(SO4)3. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, số thí nghiệm thu được kết tủa là
A. 3. B. 6. C. 5. D. 4.
Loga.vn - Cộng Đồng Luyện Thi Trực Tuyến