Cho các thuốc thử: dung dịch NaOH, dung dịch HCl, dung dịch NH3, H2O. Số thuốc thử nhận biết các chất rắn Mg, Al, Al2O3 là:
A. 1 B. 2
C. 3 D. 4
Chỉ dùng được NaOH:
+ Mg không tan
+ Al tan, có khí:
Al + H2O + NaOH —> NaAlO2 + H2
+ Al2O3 tan, không có khí:
Al2O3 + NaOH —> NaAlO2 + H2O
Hòa tan hết 14,8 gam hỗn hợp gồm Fe3O4, Fe và Al bằng 280 gam dung dịch HNO3 23,85% (dùng dư) thu được 285,32 gam dung dịch X và 4,928 lít (đktc) hỗn hợp khí Y gồm NO và NO2. Để tác dụng tối đa các chất trong dung dịch X cần dùng 450 ml dung dịch NaOH 2M và thu được 76,26 gam muối. Nếu cô cạn dung dịch X thu được rắn Z. Nung Z đến khối lượng không đổi, thấy khối lượng chất rắn giảm m gam. Giá trị m là
A. 44,12 gam. B. 46,56 gam. C. 43,72 gam. D. 45,84 gam.
Dung dịch A là dung dịch HCl 2,7M, dung dịch B là dung dịch hỗn hợp Na2CO3 và NaHCO3.
Tính CM các chất trong dung dịch B (Các thể tích khí đo ở đktc)
Cho m gam hỗn hợp A gồm Mg, Ba(NO3)2, Fe3O4, Fe, MgO vào dung dịch chứa 0,33 mol HCl và 0,2 mol H2SO4 thu được dung dịch B chỉ chứa muối trung hòa, m1 gam kết tủa và 2,352 lít hỗn hợp khí (đktc) gồm H2 (0,02 mol), NO và N2 có tổng khối lượng là 2,57 gam. Dung dịch B phản ứng tối đa với 0,63 mol NaOH thu được m2 gam kết tủa. Tổng khối lượng kết tủa m1 + m2 = 31,155 gam. Phần trăm khối lượng oxi nguyên tử trong m gam hỗn hợp A là?
A. 7,5%. B. 27,69%. C. 29,44%. D. 5,7%.
Cho các loại tơ: Tơ capron (1); tơ tằm (2); tơ nilon-6,6 (3); tơ axetat (4); tơ clorin (5); sợi bông (6); tơ visco (7); tơ enang (8); tơ lapsan (9). Có bao nhiêu loại tơ không có nhóm amit?
A. 6 B. 4 C. 3 D. 5
Cho các phát biểu sau:
(1) Điều chế tơ nilon-6,6 bằng phản ứng trùng ngưng giữa axit ađipic và hexametylen điamin.
(2) Điều chế poli(vinyl ancol) bằng phản ứng trùng hợp ancol vinylic.
(3) Cao su buna-S được điều chế bằng phản ứng đồng trùng hợp giữa buta-1,3-đien với stiren.
(4) Trong một nguyên tử, số khối bằng tổng số hạt proton và nơtron.
(5) Trong điện phân dung dịch NaCl, trên catot xảy ra sự oxi hóa nước.
(6) Tơ xenlulozơ axetat thuộc loại tơ hóa học.
(7) Nitrophotka là hỗn hợp gồm KNO3 và (NH4)2HPO4.
(8) Ancol etylic và axit fomic có khối lượng phân tử bằng nhau nên là các chất đồng phân với nhau.
Trong các phát biểu trên, số phát biểu không đúng là:
A. 7 B. 5 C. 3 D. 6
(1) Anđehit vừa có tính oxi hóa, vừa có tính khử.
(2) Phenol không tham gia phản ứng thế.
(3) Nitro benzen phản ứng với HNO3 bốc khói (xúc tác H2SO4 đặc) tạo thành m-đinitrobenzen.
(4) Dung dịch lòng trắng trứng tác dụng được với Cu(OH)2 cho dung dịch phức có màu xanh tím.
(5) Trong công nghiệp, axeton và phenol được sản xuất từ cumen.
(6) Metylamin, đimetylamin, trimetylamin, etylamin đều là các chất khí ở điều kiện thường.
(7) Trùng ngưng vinyl clorua thu được poli(vinyl clorua).
Số phát biểu đúng là:
A. 3 B. 6 C. 5 D. 4
Cho các nhận định sau:
(1) Nitro benzen phản ứng với HNO3 đặc (xúc tác H2SO4 đặc) tạo thành m-đinitrobenzen.
(2) Tơ nilon-6,6; tơ nitron; tơ enang đều được điều chế bằng phản ứng trùng ngưng.
(3) Vinyl axetat không điều chế được trực tiếp từ axit và ancol tương ứng.
(4) Anilin phản ứng với nước brom tạo thành p-bromanilin.
Số nhận xét đúng là:
A. 1 B. 2 C. 3 D. 4
Loga.vn - Cộng Đồng Luyện Thi Trực Tuyến