Cho chất X là amin no, đơn chức, mạch hở. X tác dụng với dung dịch HCl, thu được muối Y có công thức dạng R-NH3Cl (trong đó phần trăm khối lượng của hidro là 10,96%). Số công thức cấu tạo phù hợp của X là
A. 3. B. 8. C. 2. D. 4.
Y là CnH2n+4NCl
—> %H = (2n + 4)/(14n + 53,5) = 10,96%
—> n = 4
Để tạo muối RNH3Cl thì amin X phải có dạng RNH2:
CH3-CH2-CH2-CH2NH2
CH3-CH2-CHNH2-CH3
(CH3)3CH-CH2-NH2
(CH3)3C-NH2
Đốt cháy hoàn toàn m gam hỗn hợp X gồm metylamin, etylamin, propylamin và trimetylamin bằng một lượng không khí vừa đủ (gồm 20% thể tích là O2, còn lại là N2) rồi dẫn toàn bộ sản phẩm cháy qua bình đựng nước vôi trong dư thấy khối lượng bình tăng 30,2 gam và có 69,44 lit khí (đktc) thoát ra khỏi bình. Giá trị m gần nhất với:
A. 10,1 B. 8,3 C. 9,1 D. 9,3
Nung a gam một hiđroxit của kim loại R trong không khí đến khối lượng không đổi, thấy khối lượng chất rắn giảm đi 9 lần, đồng thời thu được một oxit kim loại. Hòa tan hoàn toàn lượng oxit trên bằng 330ml dung dịch H2SO4 1M, thu được dung dịch X. Cho X tác dụng với dung dịch Ba(OH)2 dư, sau khi phản ứng hoàn toàn thu được m gam kết tùa. Tính a, m, biết lượng axit đã lấy dư 10% so với lượng cần thiết để phàn ứng với oxit.
Chia hỗn hợp G gồm 2 oxit của 2 kim loại M và R thành 2 phần bằng nhau. Cho CO dư phản ứng hết phần 1 tạo ra hồn hợp H gồm 2 kim loại. Dẫn toàn bộ lượng CO2 tạo thành ở trên vào cốc đựng 600ml dung dịch Ba(OH)2 0,75M thấy tạo thành 59,1 gam kết tủa. Đun nóng cốc thì lượng kết tủa tăng lên. Hoà tan hết phần 2 bằng lượng vừa đủ dung dịch HCl 2M và H2SO4 1M, không có khí thoát ra.
a. Tính thể tích hỗn hợp axit cần dùng.
b. Cho H vào cốc đựng dung dịch HCI dư, sau phản ứng thấy có 6,72 lít khí (đktc) bay ra và khối lượng dung dịch tăng 16,2 gam, phần chất rắn không tan là kim loại M có khối lượng bằng 16/37 khối lượng của H. Xác định công thức và tính thành phần % theo khối lượng cùa mỗi oxit có trong hỗn hợp G.
Cho khí CO đi qua 69,9 gam hỗn hợp X gồm Fe2O3 và MxOy (không lưỡng tính) nung nóng thu được 3,36 lít khí CO2 (đktc) và hỗn hợp chất rắn Y gồm Fe, FeO, Fe2O3, Fe3O4, và MxOy. Để hòa tan hoàn toàn Y cần 1,3 lít dung dịch HCI 1M thu được 1,12 lít khí H2 (đktc) và dung dịch Z. Cho từ từ dung dịch NaOH vào dung dịch Z đến dư thu được kết tủa T. Lọc kết tủa T để ngoài không khí đến khối lượng không đổi thu được 32,1 gam bazơ duy nhất. Biết rằng lượng MxOy trong X và trong Y bằng nhau và Fe tác dụng FeCl3 không đáng kể. Xác định công thức hóa học cùa MxOy.
Thủy phân hoàn toàn hỗn hợp X gồm 2 este đơn chức bằng NaOH dư thu được dung dịch B chứa m gam một muối và 2 andehit no đồng đẳng kế tiếp. Sục hỗn hợp andehit trên vào AgNO3/NH3 dư được 43,2 gam bạc. Mặt khác đốt cũng lượng X trên rồi cho toàn bộ sản phẩm vào nước vôi trong dư được 70 gam kết tủa. Giá trị của m là?
A. 16,4 gam B. 13,6 gam C. 6,8 gam D. 27,2 gam
Hợp chất A có công thức phân tử C3H9NO2. Cho 8,19 gam A tác dụng với 100 ml dung dịch KOH 1M. Kết thúc phản ứng thu dung dịch X và khí Y có khả làm xanh quỳ tím ẩm. Cô cạn dung dịch X thu được 9,38 gam chất rắn khan (quá trình cô cạn chỉ có nước bay hơi). Công thức cấu tạo thu gọn A là
A. CH3CH2COOH3NCH3 B. CH3COOH3NCH3
C. CH3CH2COONH4 D. HCOOH3NCH2CH3
X là một hidrocacbon. Đốt cháy X thu được số mol CO2 ít hơn số mol H2O, trong đó số mol chất tham gia phản ứng bằng số mol sản phẩm. Xác định CTPT của X. Đốt cháy 6,4 gam X rồi dẫn toàn bộ sản phẩm cháy vào dung dịch Ba(OH)2 dư, hỏi khối lượng dung dịch tăng hay giảm bao nhiêu so với ban đầu?
Hidrat hoá một ankin hiệu suất H% thấy các chất hữu cơ lúc sau chỉ gồm 2 chất trong đó tổng số mol là 1,08. Cho toàn bộ 2 chất này phản ứng hoàn toàn với AgNO3 trong NH3 đun nóng được 238,464 gam kết tủa. Tính giá trị của H.
Hỗn hợp X chứa ba este mạch hở đều được tạo bởi từ một ancol no, đơn chức và các axit cacboxylic có mạch cacbon không phân nhánh. Đốt cháy hoàn toàn 8,58 gam X cần dùng 0,395 mol O2, thu được 4,5 gam nước. Mặt khác hidro hóa hoàn toàn 8,58 gam X cần dùng 0,1 mol H2 (xúc tác Ni, t°) thu được hỗn hợp Y chứa este đều no. Đun nóng toàn bộ Y với dung dịch NaOH vừa đủ thu được hỗn hợp gồm 2 muối, trong đó a gam muối A và b gam muối B (MA < MB), tỉ lệ gần nhất của a : b là
A. 1,0 B. 0,8 C. 1,2 D. 0,6
Hợp chất M có công thức AB3. Tổng số hạt proton trong phân tử M là 40. Trong thành phần hạt nhân của A cũng như B đều có số hạt proton bằng số nơtron. A thuộc chu kì 3trong bảng hệ thống tuần hoàn. Xác định A, B. Viết cấu hình electron của A và B
Loga.vn - Cộng Đồng Luyện Thi Trực Tuyến