Cho CO2 vào 500ml dung dịch NaOH 1,5M, sau phản ứng cô cạn cẩn thận dung dịch được 37,8 gam chất rắn khan.
a. Tính thể tích CO2 đã dùng
b. Tính nồng độ mol các chất trong dung dịch sau phản ứng ( coi thể tích dung dịch không thay đổi )
nNaOH = 0,75
Nếu sản phẩm là NaHCO3 —> nNaHCO3 = 0,75 —> m = 63
Nếu sản phẩm là Na2CO3 —> nNa2CO3 = 0,375 —> m = 39,75
Theo đề thì m chất tan = 37,8 < 39,75 nên sản phẩm là Na2CO3 (a mol), có NaOH dư (b mol).
—> nNaOH ban đầu = 2a + b = 0,75
m chất tan = 106a + 40b = 37,8
—> a = 0,3 và b = 0,15
—> nCO2 = 0,3 —> V = 6,72 lít
Từ đó tự tính nồng độ Na2CO3 và NaOH dư.
Thực hiện phản ứng nhiệt nhôm hỗn hợp X gồm Al và Fe2O3 trong điều kiện không có không khí thu được 28,92 gam hỗn hợp Y, nghiền nhỏ, trồn đều, chia hỗn hợp thành 2 phần
– Phần 1 tác dụng vừa đủ với dung dịch NaOH dư, sau phản ứng thu được 1,008 lit khí (đktc) và 3,36 gam chất rắn không tan
– Phần 2 tác dụng vừa đủ với 608 ml dung dịch HNO3 2,5M thu được 3,808 lit NO (đktc) và dung dịch Z chứa m gam hỗn hợp muối
Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Giá trị m gần nhất với
A. 102 B. 100 C. 99 D. 101
Đốt cháy hoàn toàn m gam một amin bằng một lượng không khí vừa đủ. Trong hỗn hợp sau phản ứng chỉ có 0,4 mol CO2, 0,7 mol H2O và 3,1 mol N2. Giả sử trong không khí chỉ gồm N2 và O2 với thể tích khí N2 : O2 = 4 : 1. Giá trị gần nhất của m là
A. 50 B. 10 C. 5 D. 90
Khử m gam Fe3O4 bằng khí H2 ở nhiệt độ cao, thu được hỗn hợp X gồm Fe, FeO. Hỗn hợp X tác dụng vừa hết với 1,5 lit dung dịch H2SO4 0,2M loãng. Giá trị của m là
A. 17,4 B. 23,2 C. 69,6 D. 46,4
Axit cacboxylic X hai chức (có phần trăm khối lượng của oxi nhỏ hơn 70%), Y và Z là hai ancol đồng đẳng kế tiếp (MY < MZ). Đốt cháy hoàn toàn 0,2 mol hỗn hợp gồm X, Y, Z cần vừa đủ 8,96 lít khí O2 (đktc), thu được 7,84 lít khí CO2 (đktc) và 8,1 gam H2O. Phần trăm khối lượng của Y trong hỗn hợp trên là
A. 15,9%. B. 29,9%. C. 29,6%. D. 12,6%.
Hỗn hợp X gồm 2 ancol CH3OH, C2H5OH có cùng số mol và 2 axit C2H5COOH và HOOC[CH2]4COOH. Đốt cháy hoàn toàn 1,86 gam X cần dùng vừa đủ 10,08 lít không khí (đktc, 20% O2 và 80% N2 theo thể tích) thu được hỗn hợp Y gồm khí và hơi. Dẫn Y qua nước vôi trong dư, sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn thấy khối lượng dung dịch giảm m gam. m gần nhất với giá trị
A. 2,75. B. 4,25. C. 2,25 D. 3,75
A là hỗn hợp gồm rượu Etylic và 2 axit hữu cơ kế tiếp nhau có dạng CnH2n+1COOH và Cn+1H2n+3COOH. Cho 1/2 hỗn hợp A tác dụng hết với Na thoát ra 3,92 lít H2 (đktc). Đốt 1/2 hỗn hợp A cháy hoàn toàn, sản phẩm cháy được hấp thụ hết vào dung dịch Ba(OH)2 dư thì có 147,75g kết tủa và khối lượng bình Ba(OH)2 tăng 50,1 g.
a, Tìm công thức 2 axit trên.
b, Tìm thành phần hỗn hợp A.
Cho hỗn hợp A gồm Mg, Fe vào dung dịch B gồm Cu(NO3)2, AgNO3. Lắc đều cho phản ứng xong thu được hỗn hợp rắn C gồm 3 kim loại và dung dịch D gồm 2 muối. Trình bày phương pháp tách từng kim loại ra khỏi hỗn hợp C và tách riêng từng muối ra khỏi dung dịch D.
Đốt cháy hoàn toàn 20cm3 hỗn hợp A gồm metan và một hidrocacbon X mạch hở, thu được 100 cm3 hỗn hợp khí B gồm CO2 và hơi nước. Tỉ khối của B so với H2 là 15,5
a. Hỏi X nằm ở dãy đồng đẳng của chất nào đã học ?
b. Tìm công thức phân tử, viết công thức cấu tạo và gọi tên X
Nguyên tử X có tổng số hạt trong hạt nhân là 37. Trong nguyên tử X có % số hạt không mang điện là 37,07%.
a. Xác định số electron, proton và nơtron
b. Viết kí hiệu nguyên tử.
Tổng số hạt của một nguyên tử X là 34 và của nguyên tử Y là 10. Biết X có số khối không chia hết cho 2. Viết kí hiệu nguyên tử.
Loga.vn - Cộng Đồng Luyện Thi Trực Tuyến