Cho CO2 vào dung dịch Ca(OH)2, phản ứng hoàn toàn. Kết quả thí nghiệm được biểu diễn trên đồ thị sau
Giá trị của x là
A. 0,01. B. 0,02. C. 0,05. D. 0,04.
nCa(OH)2 = nCaCO3 max = 0,04
nCO2 = x —> nCaCO3 = x
nCO2 = 7x —> nCaCO3 = x và nCa(HCO3)2 = 0,04 – x
Bảo toàn C —> 7x = x + 2(0,04 – x)
—> x = 0,01
Thực hiện các thí nghiệm sau: (a) Điện phân dung dịch NaCl bằng điện cực trơ. (b) Cho Mg vào dung dịch Fe(NO3)3 dư. (c) Cho khí CO dư đi qua ống sứ đựng ZnO nung nóng. (d) Cho dung dịch AgNO3 vào dung dịch Fe(NO3)2. (e) Điện phân nóng chảy Al2O3. Sau khi phản ứng kết thúc, số thí nghiệm thu được kim loại là
A. 4. B. 3. C. 1. D. 2.
Cho Al tác dụng với dung dịch X tạo ra khí Y có tỉ khối so với H2 bằng 32. X là dung dịch nào sau đây?
A. HCl. B. HNO3 loãng.
C. HNO3 đặc, nóng. D. H2SO4 đặc, nóng.
Cho hỗn hợp F gồm hai peptit X và Y (đều mạch hở và đều có số nguyên tử H là 17), MX < MY. Cho m gam F tác dụng với lượng dư dung dịch HCl đun nóng thu được 135,07 gam muối của Lysin và Glyxin. Nếu đốt cháy hoàn toàn m gam hỗn hợp F thì cần dùng 82,992 lít (đktc) khí O2. Thành phần phần trăm khối lượng của Y trong hỗn hợp F là
A. 78,18%. B. 53,17%. C. 41,41%. D. 38,34%.
Aspirin thuộc nhóm thuốc được chỉ định điều trị các cơn đau vừa và nhẹ, đồng thời có tác dụng hạ sốt, viêm khớp dạng thấp, làm giảm nguy cơ nhồi máu cơ tim… Aspirin có tên gọi là axit axetylsalixylic (có công thức là CH3COOC6H4COOH chứa vòng benzen).
Cho các phát biểu sau về Aspirin: (a) Aspirin là chất hữu cơ tạp chức. (b) Nếu thủy phân Aspirin trong dung dịch H2SO4 loãng thì thu được CH3COOH và HOC6H4COOH. (c) 1 mol Aspirin tác dụng tối đa với 3 mol NaOH trong dung dịch. (d) Đun nóng ancol metylic và axit terephtalic (xúc tác H2SO4 đặc) thu được Aspirin. Số phát biểu đúng là
A. 4. B. 3. C. 2. D. 1.
Hòa tan m gam hỗn hợp hai muối gồm CaCO3 và KHCO3 vào dung dịch HCl dư, khí sinh ra hấp thụ hết vào 100 ml dung dịch LiOH 0,1M, NaOH 0,3M và KOH 0,2M, thu được dung dịch chứa 3,08 gam chất tan. Giá trị của m là
A. 3,2. B. 1,0. C. 2,0. D. 1,5.
Điện phân dung dịch X gồm CuSO4 và NaCl (tỉ lệ mol tương ứng 1 : 4) với điện cực trơ, màng ngăn xốp đến khi nước bắt đầu bị điện phân ở cả hai điện cực thì dừng điện phân. Khối lượng dung dịch sau phản ứng giảm 52 gam so với dung dịch X ban đầu và tại anot thoát ra V lít khí (đktc). Giá trị của V là
A. 2,24. B. 11,2. C. 8,96. D. 5,6.
X, Y, Z là các hợp chất hữu cơ mạch hở, đơn chức, đều chứa 2 nguyên tử oxi trong phân tử, đều có số liên kết pi trong phân tử nhỏ hơn 3 và MX < MY < MZ < 76. Cả 3 chất X, Y, Z đều có phản ứng tráng bạc. Đốt cháy hoàn toàn 0,1 mol hỗn hợp A gồm X, Y, Z thu được 0,18 mol CO2 và 0,15 mol H2O. Thành phần phần trăm khối lượng của Z trong A là bao nhiêu?
A. 38,16%. B. 38,81%. C. 36,92%. D. 36,22%.
Đốt cháy hoàn toàn m gam hỗn hợp X gồm các cabohiđrat và axit benzoic cần dùng 17,472 lít O2 (đktc) và thu được 9,9 gam H2O. Mặt khác, đun nóng m gam X với dung dịch H2SO4 loãng (thực hiện phản ứng thủy phân), trung hòa axit dư, sau đó thêm lượng dư dung dịch AgNO3/NH3 đun nóng thu được 17,28 gam Ag. Các phản ứng đều hoàn toàn, giá trị của m là
A. 19,26. B. 18,36. C. 18,38. D. 19,28.
Hỗn hợp X gồm hai chất hữu cơ mạch hở có công thức phân tử lần lượt là C3H7O4N và C3H12O3N2. Cho X tác dụng với dung dịch NaOH dư, đun nóng thu được một khí duy nhất làm xanh quỳ tím ẩm và hỗn hợp Y gồm hai muối. Tỉ lệ phân tử khối của hai muối trong Y là
A. 1,264. B. 1,093. C. 1,247. D. 1,047.
Hỗn hợp A gồm hai amin no, đơn chức, mạch hở X, Y kế tiếp (MX < MY) và một este no, đơn chức, mạch hở. Đốt cháy m gam hỗn hợp A cần dùng vừa đủ 9,24 lít (đktc) khí O2 và thu được 6,93 gam H2O. Mặt khác, m gam hỗn hợp A tác dụng vừa đủ với 100 ml dung dịch NaOH 0,9M. Phần trăm khối lượng của Y trong hỗn hợp A là
A. 21,93%. B. 21,43%. C. 14,28%. D. 14,88%.
Loga.vn - Cộng Đồng Luyện Thi Trực Tuyến