Cho dãy A gồm N số nguyên dương . Cho biết dãy A có bao nhiêu số chính phương và tính tổng các số chính phương đó

Các câu hỏi liên quan

I. Văn bản: Nhớ rừng- Thế lữ Câu 1: Hãy xác định hình tượng trung tâm của bài thơ. Để khắc họa chân dung của con hổ, tác giả đã sử dụng thành công thủ pháp tương phản. Hãy chỉ ra tương quan đối lập ấy. Câu 2:Tư thế của con hổ trong quá khứ được miêu tả như thế nào trong đoạn 2 và 3 của bài thơ? Câu 3: Khơi thức lòng yêu nước kín đáo có phải là nội dung cơ bản của tác phẩm hay không? Vì sao? II. Tiếng Việt: Câu nghi vấn Bài 1: Tìm các câu nghi vấn trong các câu dưới đây và cho biết chúng có những đặc điểm hình thức nào cảu câu nghi vấn: a, Tôi hỏi cho có chuyện: - Thế nó cho bắt à? ( Nam Cao) b, - Không ! Cháu không muốn vào. Cuối năm thế nào mợ cháu cũng về. Cô tôi hỏi luôn, giọng vẫn ngọt: - Sao lại không vào? Mợ mày phát tài lắm, có như dạo trước đâu! ( Nguyên Hồng) c, Vua hỏi: “ Còn nàng út đâu?”. Nàng út bẽn lẽn dâng lên vua mâm bánh nhỏ. ( Truyền thuyết Hùng Vương) d, Anh có biết con gái anh là một thiên tài hội họa không? ( Tạ Duy Anh) e, Cụ tưởng tôi sung sướng hơn chăng? ( Nam Cao) g,- Giấy đỏ buồn không thắm Mực đọng trong nghiên sầu.... - Lá vàng rơi trên giấy Ngoài trời mưa bụi bay. ( Vũ Đình Liên) Bài 2: Phân biệt sự khác nhau trong hai câu nghi vấn (in đậm) sau: ( Mẹ hồi hộp thì thầm vào tai tôi :) - Con có nhận ra con không? ( ....) - Con đã nhận ra con chưa? (.... Mẹ vẫn hồi hộp) ( Tạ Duy Anh) Bài 3: Các câu sau có phải là câu nghi vấn không? Hãy điền dấu thích hợp vào cuối câu? a, Vua hỏi: - Còn nàng út đâu ( ) b, Vua hỏi nàng út đâu ( ) Bài 4: Phân biệt sự khác nhau trong hai câu nghi vấn sau: - Hôm nào lớp cậu đi píc- nic? - Lớp cậu đi píc- níc hôm nào? - Bài 5: Viết một đoạn văn ngắn( 10- 15 dòng) nêu cảm nhận của em về hình tượng con hổ trong bài thơ Nhớ rừng( Thế Lữ) có sử dụng ít nhất một câu nghi vấn.