Cho dãy các chất: Ca(HCO3)2, Al(OH)3, SiO2, FeSO4 và CaCl2. Số chất trong dãy tác dụng được với dung dịch NaOH loãng, dư là
A. 2. B. 1. C. 3. D. 4.
Các chất trong dãy tác dụng được với dung dịch NaOH loãng, dư là:
Ca(HCO3)2 + NaOH —> CaCO3 + Na2CO3 + H2O
Al(OH)3 + NaOH —> NaAlO2 + H2O
FeSO4 + NaOH —> Fe(OH)2 + Na2SO4
Xà phòng hóa hoàn toàn x mol chất béo X trong dung dịch KOH vừa đủ, thu được glixerol và m gam hỗn hợp muối Y. Đốt cháy hoàn toàn x mol X thu được 2,55 mol H2O và 2,75 mol CO2. Mặt khác, x mol X tác dụng tối đa với 0,1 mol Br2 trong dung dịch. Giá trị của m là
A. 23,35. B. 46,70. C. 44,30. D. 22,15.
Este Y có công thức C8H8O2. Cho Y tác dụng với dung dịch NaOH thu được sản phẩm có 2 muối. Số công thức cấu tạo của Y thỏa mãn tính chất trên là
A. 4. B. 6. C. 3. D. 2.
Cho m gam Fe tác dụng hết với dung dịch CuSO4 dư, thu được 28,8 gam Cu. Giá trị của m là
A. 50,4. B. 12,6. C. 16,8. D. 25,2.
Thực hiện các thí nghiệm sau: (a) Cho dung dịch HCl vào dung dịch axit glutamic. (b) Đun nóng hỗn hợp phenol (dư) và fomanđehit trong môi trường axit. (c) Sục khí H2 vào nồi kín chứa tristearin (xúc tác Ni), đun nóng. (d) Nhỏ vài giọt nước brom vào dung dịch anilin. (e) Đun nóng saccarozơ trong dung dịch NaOH loãng. (f) Cho dung dịch metyl fomat vào dung dịch AgNO3/NH3, đun nóng. Số thí nghiệm xảy ra phản ứng là
A. 6. B. 3. C. 4. D. 5.
Cho sơ đồ các phản ứng theo đúng tỷ lệ mol: (a) X1 + H2O → X2 + X3↑ + H2↑ (Điện phân có màng ngăn) (b) X2 + Y1 → X4 + Y2 + H2O (c) 2X2 + Y1 → X5 + Y2 + 2H2O (d) 2X6 + Y1 → BaSO4 + Na2SO4 + 2CO2 + 2H2O Biết X3 tác dụng với X2 ở nhiệt độ thường thu được nước Gia-ven. Phát biểu nào sau đây là đúng?
A. X5 có tính lưỡng tính.
B. Y2 là muối hiđrocacbonat.
C. Phân tử khối của X6 là 98.
D. X4 tác dụng X2 thu được X5 và nước.
Thực hiện các thí nghiệm sau: (a) Cho dung dịch NaHCO3 vào dung dịch BaCl2, đun nóng. (b) Cho kim loại Na vào dung dịch CuSO4. (c) Nhỏ từ từ dung dịch Ba(OH)2 đến dư vào dung dịch Al2(SO4)3. (d) Cho hỗn hợp Cu và Fe2O3 (tỉ lệ mol 2 : 1) vào dung dịch HCl dư. (e) Sục khí CO2 (dư) vào dung dịch NaAlO2. (f) Cho dung dịch HCl vào dung dịch Na2SiO3 cho đến dư. Sau khi các phản ứng kết thúc, số thí nghiệm thu được chất kết tủa là
A. 4. B. 3. C. 6. D. 5.
Chất X (CxHyO4N2) là muối amoni của axit cacboxylic đa chức; chất Y (CmHnO2N2) là muối amoni của một amino axit. Cho m gam E gồm X và Y (có tỉ lệ mol tương ứng là 3 : 5) tác dụng hết với lượng dư dung dịch NaOH đun nóng, thu được 4,928 lít (đktc) hỗn hợp khí (gồm 2 chất hữu cơ là đồng đẳng liên tiếp) có tỉ khối so với hiđro bằng 383/22 và 19,14 gam hỗn hợp muối. Phần trăm khối lượng của Y trong E là
A. 54,64%. B. 50,47%. C. 49,53%. D. 45,36%.
Hòa tan hoàn toàn m gam hỗn hợp NaCl và Cu(NO3)2 vào nước, thu được dung dịch X. Tiến hành điện phân X với các điện cực trơ, màng ngăn xốp, dòng điện có cường độ không đổi. Tổng số mol khí thu được trên cả hai điện cực (n) phụ thuộc vào thời gian điện phân (t) được mô tả như đồ thị bên (đồ thị gấp khúc tại các điểm M, N). Giả sử hiệu suất điện phân là 100%, bỏ qua sự bay hơi của nước.
Cho các kết luận liên quan đến bài toán gồm: (1) Kết thúc điện phân, thể tích khí thu được tại catot là 6,4512 lít (đktc); (2) Tỉ số b:a có giá trị bằng 2:1; (3) Giá trị của m là 25,32 gam; (4) Dung dịch sau điện phân hòa tan tối đa 3,24 gam Al kim loại. Số kết luận đúng là
A. 3. B. 2. C. 1. D. 4.
Cho A là dung dịch H2SO4; B1, B2 là 2 dung dịch NaOH có nồng độ khác nhau. Trộn B1 với B2 theo tỉ lệ thể tích 1:1 thu được dung dịch X. Trung hòa 20ml dung dịch X cần dùng 20ml dung dịch A. Trộn B1 với B2 theo tỉ lệ thể tích tương ứng là 2:1 thu được dung dịch Y. Trung hòa 30ml dung dịch Y cần dùng 32,5ml dung dịch A. Trộn B1 với B2 theo tỉ lệ thể tích tương ứng là a:b thu được dung dịch Z. Trung hòa 70ml dung dịch Z cần dùng 67,5ml dung dịch A. Tìm giá trị a:b.
Cho A, B, C là 3 hidrocacbon khí ở điều kiện thường. Khi phân hủy A, B, C đều tạo ra cacbon và hidro trong đó thể tích hidro sinh ra gấp 3 lần thể tích hidrocacbon ban đầu (ở cùng điều kiện). C có 2 công thức cấu tạo, B và C có khả năng làm mất màu dung dịch brom và có phân tử khối khác nhau. Lập luận để xác định CTPT của A, B, C.
Loga.vn - Cộng Đồng Luyện Thi Trực Tuyến