Cho dung dịch Ba(HCO3)2 lần lượt tác dụng với các dung dịch sau: NaOH, NaHSO4, HCl, KHCO3, K2CO3, H2SO4. Số trường hợp xảy ra phản ứng và số trường hợp có kết tủa là
A. 5 và 2. B. 5 và 4. C. 6 và 5. D. 4 và 4.
Các phản ứng:
Ba(HCO3)2 + NaOH —> BaCO3 + Na2CO3 + H2O
Ba(HCO3)2 + NaHSO4 —> BaSO4 + Na2SO4 + CO2 + H2O
Ba(HCO3)2 + HCl —> BaCl2 + CO2 + H2O
Ba(HCO3)2 + K2CO3 —> BaCO3 + KHCO3
Ba(HCO3)2 + H2SO4 —> BaSO4 + CO2 + H2O
—> Có 5 phản ứng, trong đó có 4 phản ứng tạo kết tủa.
Cho hai chất rắn X, Y (có số mol bằng nhau). Tiến hành các thí nghiệm sau: Thí nghiệm 1: Cho X và Y vào dung dịch HNO3 đặc, nóng dư, thu được n1 mol muối. Biết NO2 là sản phẩm khử duy nhất của N+5. Thí nghiệm 2: Cho X và Y vào dung dịch HCl dư, thu được n2 mol muối. Thí nghiệm 3: Cho X và Y vào dung dịch H2SO4 loảng dư, thu được n3 mol muối. Các phản ứng đều xảy ra hoàn toàn và 1,5n3 < n1 = n2. Hai chất X, Y lần lượt là:
A. Fe3O4 và Al. B. Mg và ZnO.
C. Fe2O3 và CuO. D. FeO và Al2O3.
Cho sơ đồ phản ứng: CrO3 + NaOH → X; X + H2SO4 → Y; Y + HCl → Z. Biết X, Y, Z là các hợp chất khác nhau chứa Cr. X, Y, Z lần lượt là
A. Na2CrO4, Na2Cr2O7, CrCl3.
B. Na2CrO4, Na2Cr2O7, Cl2.
C. Na2Cr2O7, Na2CrO4, CrCl3.
D. Na2CrO4, Na2Cr2O7, Cr.
X là este đơn chức, không no chứa hai liên kết pi, Y là este no hai chức (X, Y đều mạch hở). Đốt cháy hoàn toàn 20,98 gam hỗn hợp E chứa X, Y trong oxi, thu được 0,84 mol CO2. Mặt khác, đun nóng 20,98 gam E trong dung dịch NaOH vừa đủ, rồi cô cạn dung dịch thu được hỗn hợp G chứa hai muối khan và một ancol T duy nhất. Cho T phản ứng với natri dư thu được 0,15 mol H2. Phần trăm khối lượng của muối có phân tử khối lớn hơn trong G gần nhất với
A. 47%. B. 63%. C. 53%. D. 37%.
Hình vẽ bên mô tả cách loại bỏ khí Y lẫn vào khí X
Khí X và Y có thể lần lượt là những khí nào sau đây?
A. CO2 và CO. B. SO2 và CO2.
C. CO và N2. D. N2 và NO2.
Cho hỗn hợp E gồm hai chất hữu cơ X (C3H9NO2) và Y (C5H12N2O4) tác dụng hoàn toàn với dung dịch KOH, thu được hỗn hợp khí Z chứa hai chất hơn kém nhau 1 nhóm CH2. Tỉ khối của Z so với He bằng 5,65 và dung dịch T. Cô cạn T, thu được hỗn hợp G gồm ba muối (trong đó có một muối của α-amino axit và một muối của axit cacboxylic đơn chức, không no). Phần trăm khối lượng của muối có số nguyên tử cacbon lớn nhất trong G là
A. 38,15%. B. 37,14%. C. 37,58%. D. 39,19%.
Có các phát biểu sau: (a) NH2CH2CONHCH2CH2COOH có chứa một liên kết peptit trong phân tử. (b) Etylamin, metylamin ở điều kiện thường đều là chất khí, mùi khai, độc. (c) Các ancol và monosaccarit đều có phản ứng với Cu(OH)2. (d) Thủy phân hoàn toàn protein đơn giản thu được dung dịch chứa các α-amino axit. Số phát biểu đúng là
A. 2. B. 1. C. 3. D. 4.
Điện phân dung dịch X gồm CuSO4 x mol và KCl y mol (2x < y) với điện cực trơ, màng ngăn xốp, hiệu suất 100%, cường độ dòng điện không đổi I = 2A. Sau t giây, thu được dung dịch Y chứa 5,5925 gam chất tan và hỗn hợp hai khí (có tỉ khối so với H2 là 359/14). Mặt khác, nếu điện phân X trong thời gian (t + 1930) giây thì khối lượng dung dịch giảm 3,8025 gam. Phát biểu nào sau đây đúng ?
A. Giá trị của t lớn hơn 2410.
B. Tại thời điểm t giây, ion Cu2+ chưa bị điện phân hết.
C. Tỉ lệ x : y = 1 : 3.
D. Tại thời điểm (t + 1930) giây, tổng thể tích khí (đktc) thu được ở anot là 896 ml.
X là dung dịch NaHSO4 3M, Y là dung dịch hỗn hợp Na2CO3 và NaHCO3 có tỉ lệ nồng độ phần trăm tương ứng là 53 : 84. Cho từ từ 100 ml dung dịch X vào m gam dung dịch Y, thu được V1 lít khí (đktc) và dung dịch Z. Cho Z tác dụng với dung dịch Ba(OH)2 dư, thu được 89,6 gam kết tủa. Mặt khác, cho từ từ m gam dung dịch Y vào 100 ml dung dịch X, thu được V2 lít khí (đktc). Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Tổng V1 + V2 có giá trị gần nhất với
A. 9,5. B. 9,0. C. 10,08. D. 11,2.
Tiến hành thí nghiệm theo các bước như hình vẽ dưới đây:
Bước 1: Lấy một sợi dây điện (loại lõi 1 sợi đồng, đường kính sợi đồng khoảng 0,5 mm) gọt bỏ vỏ nhựa, cuốn thành hình lò xo dài 5cm và có đoạn dài để tay cầm (1). Bước 2: Đốt nóng phần lò xo trên ngọn lửa đèn cồn (2), ban đầu ngọn lửa nhuốm màu xanh lá mạ sau đó ngọn lửa trở lại bình thường. Bước 3: Nhúng nhanh phần lò xo vào ống nghiệm đựng clorofom CHCl3 (3) và lại đốt phần lò xo trên ngọn lửa đèn cồn (4). Trong các phát biểu sau: (a) Nếu ở bước 1 thay sợi dây đồng bằng sợi dây sắt thì ở bước 2 ngọn lửa ban đầu cũng nhuốm màu xanh lá mạ. (b) Ở bước 3, ngọn lửa ở giai đoạn đầu cũng nhuốm màu xanh lá mạ. (c) Nếu ở bước 3 thay clorofom bằng hexan thì ngọn lửa sẽ không nhuốm màu xanh lá mạ. (d) Nguyên nhân chính làm cho ngọn lửa ở bước 2 nhuốm màu xanh lá mạ là do có phản ứng oxi hóa etanol (bị bay hơi khi đèn cồn cháy) với CuO (bao phủ trên lõi đồng) tạo ra anđehit axetic. Số phát biểu đúng là
A. 1 B. 2 C. 3 D. 4
Cho 37,82 gam chất hữu cơ X có công thức phân tử là C3H12O3N2 tác dụng với 350 ml dung dịch KOH 2M đun nóng, sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được một khí Y có khả năng làm xanh giấy quỳ tím ẩm và dung dịch Z. Cô cạn dung dịch Z thu được khối lượng chất rắn khan
A. 47,26 gam B. 47,13 gam
C. 42,09 gam D. 43,78 gam
Loga.vn - Cộng Đồng Luyện Thi Trực Tuyến