Cho dung dịch Ba(OH)2 1M vào dung dịch X chứa H2SO4, MgSO4 và Al2(SO4)3. Phản ứng được biểu thị theo sơ đồ sau:
Nếu đem cô cạn dung dịch X, thu được m gam muối khan. Giá trị của m là
A. 64,20 gam. B. 61,92 gam.
C. 58,32 gam. D. 67,80 gam.
Đặt a, b, c là số mol H2SO4, MgSO4 và Al2(SO4)3
n↓ max = (a + b + 3c) + (b + 2c) = 0,92
Sau khi hòa tan hết Al(OH)3:
n↓ = (a + b + 3c) + b = 0,6
Để hòa tan hết Al(OH)3 thì:
nOH- = 2a + 2b + 4.2c = 0,73.2
—> a = 0,06; b = 0,03; c = 0,16
—> m muối = 58,32
Mg(OH)2 không bị hòa tan mà sao lại có phương trình nOH- =2a +2b+4c vậy thầy ?
Dẫn hỗn hợp khí A gồm 1 hidrocacbon no và 1 hidrocacbon không no vào bình đựng nước Brom, chứa 10 gam Brom. Sau phản ứng thấy khối lượng bình tăng lên 1,75 gam và dung dịch X. Đồng thời khí bay ra khỏi bình có khối lượng 3,65 gam. a. Đốt cháy hoàn toàn lượng khí bay ra khỏi bình thu được 10,78 gam CO2. Xác định công thức phân tử của các hidrocacbon trên, và tính tỉ khối của hỗn hợp A so với H2. b. Cho một lượng vừa đủ nước vôi trong vào dung dịch X, đun nóng, sau đó thêm tiếp 1 lượng dư dung dịch AgNO3. Tính số gam kết tủa tạo thành.
Hỗn hợp X gồm một amino axit (Y) và một tetrapeptit mạch hở (Z). Đun nóng 27,72 gam X với dung dịch NaOH vừa đủ, thu được 39,96 gam một muối của alanin duy nhất. Phần trăm khối lượng của Z trong hỗn hợp X là
A. 80,07%. B. 87,16%. C. 70,80%. D. 81,76%.
Cho 36,1 gam hợp chất hữu cơ X (có công thức hóa học C6H9O4Cl) tác dụng với dung dịch NaOH dư khi đun nóng nhẹ sau phản ứng hoàn toàn thu được các sản phẩm gồm: 0,4 mol muối Y; 0,2 mol C2H5OH và x mol NaCl. Số nhóm -CH2- trong một phân tử X bằng
A. 2 B. 3 C. 4 D. 5
Cho a mol K tan hết vào dung dịch chứa b mol HCl. Sau đó nhỏ dung dịch CuCl2 vào dung dịch thu được thấy xuất hiện kết tủa xanh lam. Mối quan hệ giữa a và b là:
A. a > b B. a < b C. b < a < 2b D. a = b
Cho Ba dư tác dụng với dung dịch chứa x mol HCl, thu được a1 mol H2. Cho Fe dư tác dụng với dung dịch chứa x mol HCl thu được a2 mol H2. Quan hệ giữa a1 và a2 là?
A. a1 = a2 B. a1 < a2 C. a1 > a2 D. a1 ≤ a2
Nêu phương pháp tách hỗn hợp khí sau đây thành từng chất khí nguyên chất. Hỗn hợp gồm: khí Clo, khí Hidro, khí Cacbonic.
Đốt cháy Cacbon trong không khí ở nhiệt độ cao, thu được hỗn hợp khí A. Cho A tác dụng với Fe2O3 rắn nung nóng thu được hỗn hợp khí B và hỗn hợp chất rắn C. Cho B tác dụng với dung dịch Ca(OH)2, thu được kết tủa D và dung dịch E. Cho dung dịch NaOH dư vào dung dịch E, lại thu được kết tủa D v. Cho C tan hoàn toàn trong dung dịch HCl thu được khí và dung dịch F. Cho F tác dụng với NaOH dư, thu được hỗn hợp kết tủa G. Nung G trong không khí thu được một oxit duy nhất. Viết các phương trình phản ứng xảy ra và xác định A, B, C, D, E, F, G.
Có 5 lọ không nhãn, mỗi lọ đựng một dung dịch không màu sau: NaCl, Na2SO4, MgSO4, Al2(SO4)3, BaCl2. Chỉ dùng một oxit rắn, làm thế nào để nhận biết dung dịch đựng trong mỗi lọ bằng phuong pháp hóa học. Viết các phương trình phản ứng
Hòa tan 2,6 gam hỗn hợp gồm Cu, Mg, Al bằng dung dịch HCl dư ta thu được dung dịch A, khí B và chất rắn C. Cho dung dịch A tác dụng với xút dư rồi lọc kết tủa nung ở nhiệt độ cao thì thu được 0,8 gam chất rắn. Mặc khác đốt nóng chất rắn C trong không khí thì thu được 1,2 gam một oxit màu đen. Cho khí B tác dụng với 0,84 lít khí Clo (đktc) rồi lấy sản phẩm hòa tan vào 20,2 gam nước ta thu được dung dịch D. Lấy 6 g dung dịch D tác dụng với Bạc Nitrat tạo thành 0,9 gam kết tủa.
a) Viết các phương trình phản ứng xảy ra.
b) Tính thành phần phần trăm khối lượng mỗi kim loại trong hỗn hợp.
c) Tính hiệu suất phản ứng giữa khí B với Clo?
Hỗn hợp H gồm ba este thuần chức mạch hở. Cho m gam H tác dụng vừa đủ với dung dịch NaOH thu được 22,12 gam muối. Mặt khác cho m gam H tác dụng vừa đủ với dung dịch KOH thu được 26,28 gam muối và x gam ancol. Đốt cháy hoàn toàn m gam H với 1,33 mol O2 dư thu được tổng số mol hỗn hợp khí và hơi là 2 mol. Dẫn toàn bộ hỗn hợp khí qua bình đựng dd Ba(OH)2 dư thấy khối lượng bình tăng 57,88 gam. Giá trị của x
A. 20,2 B. 3,6 C. 5,84 D. 10
Loga.vn - Cộng Đồng Luyện Thi Trực Tuyến