Cho dung dịch Ba(OH)2 loãng dư vào dung dịch chứa FeCl2, CuSO4, AlCl3, tách kết tủa đem nung trong không khí đến khối lượng không đổi thì thu được chất rắn X gồm:
A. FeO, CuO, Al2O3. B. Fe2O3, CuO, BaSO4.
C. FeO, CuO, BaSO4. D. Fe2O3, CuO.
Cho dung dịch Ba(OH)2 loãng dư vào dung dịch chứa FeCl2, CuSO4, AlCl3 —> Kết tủa gồm Fe(OH)2, Cu(OH)2, BaSO4
Khi nung trong không khí —> Fe2O3, CuO, BaSO4.
Cho các nhận định sau: (a) Các kim loại kiềm từ Li đến Cs, khả năng tác dụng với nước tăng dần. (b) Phèn chua có công thức là K2SO4.Al2(SO4)3.12H2O. (c) Các kim loại kiềm thổ như Ca và Ba đều khử được nước ở điều kiện thường. (d) Dung dịch Na2CO3 vừa tác dụng được với dung dịch HCl; vừa tác dụng với dung dịch Ba(OH)2. Các nhận định đúng là:
A. (a),(b),(d). B. (b,(c),(d).
C. (a),(b),(c). D. (a),(c),(d).
Cho 24,0 gam hỗn hợp gồm KHCO3 và CaCO3 vào dung dịch HCl loãng dư, thu lấy toàn bộ lượng khí sinh ra cho vào 180 ml dung dịch Ba(OH)2 1M thu được m gam kết tủa. Giá trị của m là
A. 23,64. B. 35,46. C. 47,28. D. 19,70.
Đốt cháy hoàn toàn 7,68 gam hỗn hợp X gồm Mg và Fe trong khí Cl2 (dùng dư) thu được 26,85 gam muối. Mặt khác, hòa tan hoàn toàn 7,68 gam X trong dung dịch HNO3 loãng dư, thu được 0,08 mol khí NO duy nhất và dung dịch Y có chứa m gam muối. Giá trị của m là
A. 45,76. B. 40,44. C. 44,36. D. 44,16.
Cho 14,4 gam hỗn hợp gồm ancol propylic và axit axetic vào bình đựng Na dư, sau khi kết thúc các phản ứng, thấy khối lượng bình tăng m gam. Giá trị của m là
A. 14,28. B. 13,92. C. 14,16. D. 13,68.
Cho m gam axit glutamic tác dụng với dung dịch KOH dư, thu được (1,5m + 0,6) gam muối. Nếu cho m gam axit glutamic tác dụng với dung dịch HCl loãng (dùng dư), cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được lượng muối khan là
A. 44,04 gam. B. 35,28 gam.
C. 52,80 gam. D. 48,42 gam.
Trong một cốc nước có chứa 0,01 mol Na+; 0,02 mol Ca2+; 0,02 mol Cl-; 0,05 mol HCO3- và x mol Mg2+. Để làm mất tính cứng trong cốc ta không thể dùng dung dịch nào sau đây?
A. Cho dung dịch Na2CO3 vào.
B. Dùng phương pháp trao đổi ion.
C. Đun nóng dung dịch.
D. Cho dung dịch NaOH vào
Cho 33,72 gam muối Fe2(SO4)3.9H2O vào 300 ml dung dịch CuCl2 xM thu được dung dịch X. Tiến hành điện phân dung dịch X bằng điện cực trơ, màng ngăn xốp đến khi khối lượng catot tăng 10,44 gam thì dừng điện phân. Nhúng thanh Mg vào dung dịch sau điện phân đến khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thấy thoát ra 1,68 lít khí H2 (đktc). Các khí sinh ra không tan trong dung dịch và hiệu suất quá trình điện phân đạt 100%. Giá trị của x là
A. 0,40M. B. 0,50M. C. 0,60M. D. 0,45M.
Cho các phản ứng sau: (a) C6H12O6 (glucozơ) + H2 → (b) (C17H33COO)3C3H5 (triolein) + 3NaOH → (c) (C6H10O5)n (xenlulozơ) + H2O → (d) CH3COO[CH2]3OOCCH3 + 2NaOH → Số trường hợp mà sản phẩm thu được hòa tan Cu(OH)2 tạo phức xanh lam là
A. 4. B. 1. C. 3. D. 2.
Cho 49,2 gam hỗn hợp gồm Ba, BaO, Al và Al2O3 vào nước dư, thu được 0,24 mol khí H2 và dung dịch X. Cho dung dịch HCl 1M đến dư vào X, sự phụ thuộc số mol kết tủa và thể tích dung dịch HCl 1M được biểu diễn theo đồ thị sau:
Nếu cho từ từ V ml dung dịch HCl 0,4M và H2SO4 0,6M vào X, thì thu được kết tủa lớn nhất. Giá trị của V là
A. 300. B. 450. C. 600. D. 400.
Đốt cháy hoàn toàn 24,91 gam hỗn hợp X gồm hai este, thu được CO2 và H2O có tỉ lệ khối lượng tương ứng là 22 : 9. Nếu đun nóng 24,91 gam X với dung dịch KOH vừa đủ, thu được một muối duy nhất và a gam hỗn hợp Y gồm hai ancol. Đun nóng a gam Y với H2SO4 đặc ở 170°C, thu được 9,31 gam hỗn hợp Z gồm hai hợp chất hữu cơ kế tiếp trong dãy đồng đẳng. Nếu dẫn a gam Y qua bình đựng Na dư, thấy khối lượng bình tăng 13,73 gam. Các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Công thức của hai este là
A. HCOOC2H5 và HCOOC3H7.
B. CH3COOC2H5 và CH3COOC3H7.
C. HCOOC3H7 và HCOOC4H9.
D. CH3COOC3H7 và CH3COOC4H9.
Loga.vn - Cộng Đồng Luyện Thi Trực Tuyến