Cho dung dịch Ba(OH)2 vào dung dịch chất X, thu được kết tủa màu trắng tan trong axit clohiđric. Chất X là
A. KNO3. B. Ca(HCO3)2. C. KCl. D. Na2SO4.
X là Ca(HCO3)2:
Ca(HCO3)2 + Ba(OH)2 —> CaCO3 + BaCO3 + 2H2O
CaCO3 + 2HCl —> CaCl2 + CO2 + H2O
BaCO3 + 2HCl —> BaCl2 + CO2 + H2O
Na2SO4 cũng tạo kết tủa trắng (BaSO4) nhưng không tan trong HCl.
Hợp chất X có %C = 54,54%; %H = 9,1% còn lại là oxi. Khối lượng phân tử của X bằng 88. CTPT của X là
A. C4H8O2. B. C4H10O2. C. C4H10O. D. C5H12O.
Cho sơ đồ chuyển hoá: Glucozơ → X → Y → CH3COOH. Hai chất X, Y lần lượt là
A. CH3CHO và CH3CH2OH.
B. CH3CH2OH và CH≡CH.
C. CH3CH2OH và CH3CHO.
D. CH3CH(OH)COOH và CH3CHO.
Cho sơ đồ: Axetilen → X (C, 600°C); X → Y (HNO3 đặc, H2SO4 đặc); Y → Z (Cl2, bột Fe đun nóng). Z là sản phẩm chính. Tên gọi của Z là
A. o-clo nitrobenzen. B. m-clo nitrobenzen.
C. o-clo nitrobenzen hoặc p-clo nitrobenzen.
D. p-clo nitrobenzen.
Cho 16,1 gam hỗn hợp X gồm CaCO3 và MgCO3 (có tỉ lệ mol 1 : 1) tan hết trong dung dịch HCl dư, thu được V lít (đktc) khí CO2. Giá trị của V là
A. 2,94. B. 3,92. C. 7,84. D. 1,96.
Có một hỗn hợp khí gồm CH4, C2H4 và C2H2. Muốn tách lấy C2H2 cần các hóa chất nào sau đây.
A. Dd Br2 và ddAgNO3/NH3.
B. Dd KMnO4 và khí Cl2.
C. Chỉ cần ddAgNO3/NH3.
D. Dd AgNO3/NH3 và dd HCl.
Cho 44 gam dung dịch NaOH (10%) vào 10 gam dung dịch axit H3PO4 (39,2%). Sau phản ứng trong dung dịch có muối
A. Na2HPO4 và NaH2PO4.
B. Na3PO4 và Na2HPO4.
C. Na2HPO4. D. NaH2PO4 .
Giấm ăn là dung dịch axit axetic có nồng độ là
A. 9% → 12%. B. 2% → 5%.
C. 12% → 15%. D. 5% → 9%.
Cho 24,6 gam hỗn hợp gồm HCOOH, CH3COOH, C6H5OH tác dụng vừa đủ với 400 ml dung dịch NaOH 1M. Tổng khối lượng muối thu được sau phản ứng là.
A. 33,40 gam. B. 26,60 gam.
C. 27,46 gam. D. 25,68 gam.
Đun 1 mol hỗn hợp C2H5OH và C4H9OH (tỷ lệ mol tương ứng là 3 : 2) với H2SO4 đặc ở 140°C thu được m gam ete, biết hiệu suất phản ứng của C2H5OH là 60% và của C4H9OH là 40%. Giá trị của m là
A. 19,04 gam. B. 24,48 gam.
C. 28,4 gam. D. 23,72 gam.
Thực hiện các thí nghiệm sau (a) Cho dung dịch NaOH vào dung dịch NH4Cl đun nóng. (b) Cho Fe vào dung dịch HNO3 đặc nguội. (c) Cho dung dịch NH3 vào dung dịch AlCl3 dư. (d) Cho kim loại Mg vào dung dịch HCl loãng. (e) Cho FeS vào dung dịch HCl loãng. (f) Nung nóng Fe(NO3)3. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, số thí nghiệm có chất khí sinh ra là
A. 5. B. 2. C. 4. D. 3.
Loga.vn - Cộng Đồng Luyện Thi Trực Tuyến