Cho dung dịch Natrialuminat tác dụng với từng chất sau: HNO3, CO2, NH4Cl, KHSO4, BaCl2, AlCl3, NH3, HCl, KOH, Na2CO3. Có bao nhiêu chất phản ứng tạo kết tủa.
A. 8 B. 5 C. 6 D. 7
(1) HNO3 + NaAlO2 + H2O —> Al(OH)3 + NaNO3
(2) CO2 + H2O + NaAlO2 —> Al(OH)3 + NaHCO3
(3) NH4Cl + H2O + NaAlO2 —> Al(OH)3 + NH3 + NaCl
(4) KHSO4 + H2O + NaAlO2 —> Al(OH)3 + K2SO4 + Na2SO4
(5) AlCl3 + H2O + NaAlO2 —> Al(OH)3 + NaCl
(6) HCl + H2O + NaAlO2 —> Al(OH)3 + NaCl
Hỗn hợp A gồm hai peptit X và Y. Tổng liên kết peptit của hai peptit là 7. Thủy phân hoàn toàn m gam hỗn hợp A thu được a mol alanin và b mol glyxin. Đốt cháy hoàn toàn m gam hỗn hợp A trong khí oxi vừa đủ thu được 0,53 mol CO2 và 0,11 mol khí N2. Tỉ lệ a : b gần đúng là
A. 0,867 B. 0,6923 C. 0,1112 D. 1,444
Cho các chất sau Cl2, NaCl, H2SO4, Fe, Fe(OH)3, FeSO4, Fe2(SO4)3, Fe2O3 hãy thiết lập sơ đồ phản ứng gồm 8 phương trình hóa học biểu diễn mối quan hệ của các hợp chất trên. Viết PTHH theo sơ đồ chuyển hóa đó.
Cho hỗn hợp gồm Zn và Fe vào m gam dung dịch H2SO4 đặc nóng dư, sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn chỉ thu được m gam dung dịch X và V lít khí Y (duy nhất ở đktc). Biết V lít khí Y làm mất màu vừa đủ 166 ml dung dịch KMnO4 1M
a. Tính giá trị của V
b. Tính khối lượng mỗi kim loại trong hỗn hợp ban đầu
Hỗn hợp E gồm Gly-Ala, A1-Ala; Glu-A2-Ala (X); Lys-Ala-A3 (Y); Lys-Ala-Ala-Lys (Z); trong đó nX : nY : nZ = 4 : 2 : 1 và A1, A2, A3 là đồng đẳng của glyxin. Đốt cháy hoàn toàn m gam E thu được khí N2, 20,496 lít khí CO2 (đktc), 15,39 gam H2O. Cho m gam E tác dụng với dung dịch NaOH vừa đủ, đun nóng, thu được (m + 9,04) gam muối. Mặt khác, cho m gam E tác dụng với HCl dư thu được muối có khối lượng là
A. 39,61 B. 32,13 C. 34,15 D. 36,11
Chỉ dùng các chất nào dưới đây để phân biệt 2 ancol đồng phân có cùng công thức phân tử là C3H7OH
A. Na và H2SO4 đặc.
B. Na và CuO.
C. CuO và dung dịch AgNO3/NH3.
D. Na và dung dịch AgNO3/NH3.
Nung a gam muối cacbonat của kim loại A (hóa trị II) thu được b gam chất rắn B và x lít khí C. Hòa tan hoàn toàn B bằng dung dịch HCl lấy vừa đủ thu được dung dịch D và y lít khí C. Đem điện phân hoàn toàn dung dịch D thu được c gam kim loại và z lít khí E. Lập biếu thức tính x, y, z theo a, b, c.
Hỗn hợp X chứa ba este đều no, mạch hở và không chứa nhóm chức khác gồm hai este đơn chức và một este hai chức. Đốt cháy hết 17,06 gam X cần dùng 0,565 mol O2. Mặt khác đun nóng 17,06 gam X với 350 ml dung dịch NaOH 0,8M (vừa đủ), thu được hỗn hợp chứa hai ancol cùng dãy đồng đẳng và hỗn hợp Y chứa hai muối, trong đó có a gam muối A và b gam muối B (MA < MB). Tỉ lệ của a : b có giá trị gần nhất với giá trị nào sau đây?
A. 1,3. B. 0,8. C. 0,6. D. 1,6.
Hỗn hợp X gồm 2 kim loại Fe và M (có hóa trị không đổi). Lấy 19,52 gam X chia làm 2 phần bằng nhau. Phần 1 tác dụng vừa đủ với 60 ml dung dịch CuSO4 1M thu được 10,24 gam kim loại. Phần 2 đem hòa tan hoàn toàn trong dung dịch HNO3 đặc, nóng, dư thu được 8,512 lít khí NO2 (sản phẩm khử duy nhất, đktc) và dung dịch Y
a) Hãy xác định tên kim loại M và tính % khối lượng mỗi chất trong X
b) Đem dung dịch Y tác dụng với dung dịch NaOH dư, lọc lấy kết tủa nung trong không khí đến khối lượng không đổi thu được m gam chất rắn. Tính m
Hoà tan 3,28 gam hỗn hợp MgCl2 và Cu(NO3)2 vào nước thu được dung dịch A. Nhúng một thanh sắt vào A sau một thời gian thấy khối lượng thanh sắt tăng 0,08 gam. Cô cạn dung dịch thu được m gam chất rắn. Tính m?
Đốt cháy hoàn toàn m gam hỗn hợp X gồm CH3OH, C2H4(OH)2, C3H5(OH)3 thu được 0,9 mol H2O. Mặt khác khi cho m gam X tác dụng với Na thu được 0,3 mol H2. Tính m?
Loga.vn - Cộng Đồng Luyện Thi Trực Tuyến