Cho đường tròn (O;R) đường kính AB và 1 điểm C bất kỳ nằm trên cung AB. Gọi M và N là điểm chính giữa các cung AC và BC. AN cắt BM tại I a) Chứng minh I là tâm đường tròn nội tiếp tam giác ABC b) Kẻ ND vuông góc với AC (D thuộc đường thẳng AC). Chứng minh DN là tiếp tuyến của đường tròn (O) c)Vẽ đường kính NOP, NP cắt BC tại E. Chứng minh tứ giác ADEP là hình bình hành d)Chứng minh khi C di động trên cung AB, MN luôn tiếp xúc với 1 đường tròn cố định *Nhanh lên nhé vì mk cần gấp

Các câu hỏi liên quan

Câu 1. Từ nào không đồng nghĩa với từ “hòa bình”: a. bình yên b. hiền hòa c. thanh bình d. an bình Câu 2. Trong nhóm từ đồng nghĩa sau, nhóm từ nào gồm những từ có sắc thái trang trọng: a. con nít, trẻ thơ, nhi đồng. b. thiếu nhi, nhóc con, thiếu niên. c. trẻ thơ, thiếu nhi, nhi đồng. d. con nít, thiếu nhi, nhi đồng. Câu 3. “Vì chưng bác mẹ tôi nghèo, Cho nên tôi phải băm bèo, thái khoai.” Câu ca dao trên là câu ghép có quan hệ gì giữa các vế câu? a. Quan hệ nguyên nhân – kết quả. b. Quan hệ điều kiện – kết quả. c. Quan hệ tương phản. d. Quan hệ tăng tiến. Câu 4. Những từ “giá” trong các cụm từ “làm giá đỗ”, “giá xăng dầu”, là loại từ nào? a. Từ đồng âm. b. Từ đồng nghĩa. c. Từ nhiều nghĩa. d. Từ trái nghĩa. Câu 5. Tiếng “trung” trong từ nào dưới đây có nghĩa là “ở giữa”: a. trung nghĩa b. trung kiên c. trung thu d. trung hiếu Câu 6. Cặp từ nào dưới đây là cặp từ láy trái nghĩa: a. mênh mông – chật hẹp. b. mập mạp – gầy gò. c. mạnh khỏe – yếu ớt. d. vui tươi – buồn bã. Câu 7. Trong các câu sau, câu nào là câu ghép: a. Rải rác khắp thung lũng, tiếng gà gáy râm ran. b. Nỗi nhớ đất đai, nhà cửa, ruộng vườn thỉnh thoảng lại cháy lên trong lòng anh. c. Những khi đi làm nương xa, chiều không về kịp, mọi người ngủ lại trong lều. d. Mặt hồ xanh thẳm, ngoài xa mấy cánh buồm trắng thấp thoáng. Câu 8. Hai từ “lưng” trong câu thơ “Lưng núi thì to mà lưng mẹ thì nhỏ” là: a. Từ đồng âm. b. Từ đồng nghĩa. c. Từ nhiều nghĩa. d. Từ trái nghĩa. Câu 9. Dòng nào dưới đây có từ in nghiêng là từ đồng âm: a. núi cao/tuổi cao b. học cao/nhà cao tầng c. nhảy cao/lớp cao d. đỗ cao/nấu cao hổ Câu 10. Trong các câu tục ngữ sau, câu nào nói về tinh thần đoàn kết, yêu thương? a. Tốt gỗ hơn tốt nước sơn. b. Một con ngựa đau cả tàu bỏ cỏ. c. Đói cho sạch, rách cho thơm. d. Ăn quả nhớ kẻ trồng cây.