Cho hình vẽ,∆ là trục chính, AB là vật sáng, A'B' là ảnh của vật sáng AB a) Ảnh là thật hay ảo ? Tại sao ? Xác định loại thấu kính? b)Bằng phép vẽ hãy xác định O,F,F' của thấu kính.

Các câu hỏi liên quan

I. ĐỌC- HIỂU VĂN BẢN Đọc đoạn trích sau: “Đồng bào ta ngày nay cũng rất xứng đáng với tổ tiên ta ngày trước. Từ các cụ già tóc bạc đến các cháu nhi đồng, từ kiếu bào đến đồng bào tạm bị chiếm, từ nhân dân miền ngược đến miền xuôi, ai cũng một lòng nồng nàn yêu nước, ghét giặc. Từ các chiến sỹ ngoài mặt trận chịu đói mây ngày để bám sát lấy giặc đặng tiêu diệt giặm, đến những công chức ở hậu phương nhịn ăn để ủng hộ bộ đội, từ những phụ nữ khuyên chồng con đi tòng quân mà mình thì xung phong giúp việc vận tải, cho đến các bà mẹ săn sóc yêu thương bộ đội như con đẻ của mình. Từ những nam nữ công nhân, nông dân thi đua tăng gia sản xuất, không quản khó nhọc để giúp một phần vào kháng chiến cho đến những đồng bào điền chủ quyên đất ruộng cho Chính phủ…Những cử chỉ cao quý đó, tuy khác nhau nơi việc làm, nhưng đều giống nhau nơi nồng nàn yêu nước.” (“Tinh thần yêu nước của nhân dân ta”- Hồ Chí Minh) Em hãy chọn đáp án đúng từ câu 1 đến câu 4 bằng cách ghi vào tờ giấy thi một chữ cái trước câu trả lời đúng (1 điểm) Câu 1. Phép lập luận nào được sử dụng trong đoạn văn trên ? A. Chứng minh B. Giải thích C. Chứng minh và giải thích D. Chứng minh và bình luận Câu 2. Dòng nào nêu lên luận điểm của đoạn văn A. Đồng bào ta ngày nay cũng rất xứng đáng với tổ tiên ta ngày trước. B. Từ các cụ già tóc bạcđến các cháu nhi đồng, từ kiếu bào đến đồng bào tạm bị chiếm, từ nhân dân miền ngược đến miền xuôi, ai cũng một lòng nồng nàn yêu nước, ghét giặc. C.Từ những nam nữ công nhân, nông dân thi đua tăng gia sản xuất để giúp một phần vào kháng chiến cho đến những đồng bào điền chủ quyên đất ruộng cho Chính phủ… D. Những cử chỉ cao quý đó, tuy khác nhau nơi việc làm, nhưng đều giống nhau nơi nồng nàn yêu nước Câu 3. Câu văn “Những cử chỉ cao quý đó, tuy khác nhau nơi việc làm, nhưng đều giống nhau nơi nồng nàn yêu nước” có tác dụng gì? A. Giới thiệu luận điểm của đoạn B.Chốt lại vấn đề vừa trình bày trong đoạn C. Mở rộng vấn đề vừa trình bày trong đoạn D.Chuyển ý sang đoạn mới sau đó Câu 4. Câu văn “Từ những nam nữ công nhân, nông dân thi đua tăng gia sản xuất để giúp một phần vào kháng chiến cho đến những đồng bào điền chủ quyên đất ruộng cho Chính phủ….” thuộc kiểu câu nào? A. Câu đặc biệt B. Câu rút gọn C. Câu bình thường D. Câu mở rộng thành phần Câu 5 : Đặc sắc trong nghệ thuật nghị luận của đoạn văn trên là gì? Câu 6 : Hãy nêu nội dung chính của đoạn văn trên bằng một câu văn? Từ đó em thấy trách nhiệm của chúng ta ngày nay là gì? Hihi mình cần gấp !!!!!!!!