Cho hốn hợp 4 gam dung dịch NaOH tác dụng với dung dịch HCL 2M a, viết PTHH sảy ra b, tính thể tích dung dịch HCL đã phản ứng

Các câu hỏi liên quan

1. Xét ví dụ sau: - Cậu Vàng đi đời rồi, ông giáo ạ! - Cụ bán rồi? - Bán rồi? Họ vừa bắt xong. Lão cố làm ra vẻ vui vẻ. Nhưng trông lão cười như mếu và đôi mắt lão ầng ậng nước, tôi muốn ôm choàng lấy lão mà òa lên khóc. Bây giờ thì tôi không xót năm quyển sách của tôi quá như trước nữa. Tôi chỉ ái ngại cho lão Hạc. Tôi hỏi cho có chuyện: - Thế nó cho bắt à? Mặt lão đột nhiên co dúm lại. Những vết nhăn xô lại với nhau, ép cho nước mắt chảy ra. Cái đầu lão ngoẹo về một bên và cái miệng móm mém của lão mếu như con nít. Lão hu hu khóc... (Trích Lão Hạc của Nam Cao) + Hoạt động giao tiếp của văn bản trên diễn ra giữa hai nhân vật đó là ông giáo và Lão Hạc. Hai người có quan hệ gần gũi, thân thiết với nhau + Trong hoạt động giao tiếp trên, lão Hạc là người nói, ông giáo là người nghe. Xét về địa vị xã hội, ông giáo là vai trên, lão Hạc là vai dưới, xét về tuổi tác, lão Hạc vai trên, ông giáo vai dưới. Trong hoạt động giao tiếp, ông giáo và lão Hạc đã lần lượt đổi vai cho nhau. Đầu tiên, lão Hạc thông báo về việc bán chó, sau đó ông giáo hỏi lại, rồi lão Hạc lại tiếp tục kể chi tiết sự việc. Khi kể chuyện bán chó, lão Hạc đã khóc và tỏ ra đau đớn, dằn vặt, ông giáo lắng nghe và tỏ ra ái ngại cho lão Hạc + Hoàn cảnh diễn ra hoạt động giao tiếp (hoàn cảnh giao tiếp): Lão Hạc lâm vào cảnh cùng túng, nghèo khổ, phải bán đi cậu Vàng – người bạn duy nhất của lão và là kỉ vật con trai lão để lại. Sau khi bán cậu Vàng, lão Hạc đau khổ, day dứt và đến chia sẻ cho ông giáo. + Hoạt động giao tiếp trên hướng vào nội dung lão Hạc kể với ông giáo sự việc bán chó của mình. Mục đích để ông giáo cùng chia sẻ nỗi buồn, sự đau xót, dằn vặt của lão Hạc khi phải bán đi người bạn tri kỉ, đồng thời cũng là cách để lão Hạc bày tỏ nỗi lòng của mình 2. Kết luận a. Khái niệm: Hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ là hoạt động trao đổi thông tin của con người trong xã hội, được tiến hành chủ yếu bằng phương tiện ngôn ngữ nhằm mục đích về nhận thức, về tình cảm, về hành động,... b. Hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ gồm có 2 quá trình - Tạo lập văn bản (do người nói, người viết thực hiện) - Lĩnh hội văn bản (do người nghe, người đọc thực hiện)  Hai quá trình này diễn ra trong quan hệ tương tác với nhau c. Các nhân tố giao tiếp: Nhân vật giao tiếp: Ai nói, ai viết, với với ai, viết cho ai? Hoàn cảnh giao tiếp: Nói, viết trong hoàn cảnh nào, ở đâu, khi nào? Nội dung giao tiếp: Nói, viết cái gì, về cái gì? Mục đích giao tiếp: Nói, viết để làm gì, nhằm mục đích gì? Phương tiện và cách thức giao tiếp: Nói viết như thế nào, bằng phương tiện gì?