cho hỗn hợp gồm 0.774g Zn và Cu cho vào 500ml dung dịch AgNO3 0.04M . Sau khi các phản ứng hóa học xảy ra hoàn toàn thu được chất rắn X nặng 2.288g . Tính khối lượng Zn và Cu trong hỗn hợp đầu
Nếu toàn bộ Ag bị đẩy ra thì mAg = 0,02.108 = 2,16 < 2,288 —> Phải có thêm Cu dư.
Đặt a, b, c là số mol Zn, Cu pư, Cu dư
65a + 64(b + c) = 0,774
2a + 2b = 0,02
64c + 108.0,02 = 2,288
—> a, b, c
mZn = 65a
mCu = 64(b + c)
Cho m gam Cu vào trong dung dịch có chứa 13.6g AgNO3 , thêm dung dịch H2SO4 loãng dư và đung nóng đến khi phản ứng xong thu được 9.28g kim loại và dung dịch A, khí NO. Tính m
Đốt cháy hoàn toàn a gam hỗn hợp hai ankan A và B hơn kém nhau k nguyên tử C thì thu được b gam khí CO2 1) Hãy tìm khoảng xác định nguyên tố C trong phân tử ankan chứa ít nguyên tử C hơn theo a, b, k 2) cho a= 2,72 gam, B= 8,36 gam và k = 2 _tìm công thức phân tử của A, B, %m của mỗi annan _ xác định công thức cấu tạo của A hoặc B khi tác dụng với Clo với tỉ lệ số mol 1: 1 chỉ cho một sản phẩm duy nhất
X, Y là hai este đều đơn chức, cùng dãy đồng đẳng; Z là este hai chức (X, Y, Z đều mạch hở). Đun nóng 5,7m gam hỗn hợp E chứa X, Y, Z (số mol Y lớn hơn số mol của Z và MY > MX) với dung dịch NaOH vừa đủ thu được hỗn hợp F gồm 2 ancol kế tiếp và hỗn hợp muối. Dẫn toàn bộ F qua bình đựng Na dư thấy khối lượng bình tăng 8,56 gam; đồng thời thoát ra 2,688 lít khí H2 (đktc). Lấy hỗn hợp muối nung với vôi tôi xút thu được duy nhất một hidroccabon đơn giản nhất có khối lượng m gam. Khối lượng của Z có trong hỗn hợp E là :
A. 5,84 gam B. 7,92 gam C. 5,28 gam D. 8,76 gam
Đốt cháy hoàn toàn 0,6 mol hỗn hợp E chứa ancol X; este đơn chức Y và anđehit Z (X, Y, Z đều no, mạch hở và có cùng số nguyên tử hiđro) có tỉ lệ mol tương ứng 3:1:2 thu được 24,64 lít CO2 (đktc) và 21,6 gam nước. Mặt khác cho 0,6 mol hỗn hợp E trên tác dụng với lượng dư dung dịch AgNO3 trong NH3, đun nóng thu được m gam Ag. Giá trị m là:
A. 64,8 gam. B. 97,2 gam. C. 86,4 gam. D. 108 gam.
X là 1 petit mạch hở được tạo bởi 1 amino axit no mạch hở, chứa 1 nhóm amino và 1 nhóm cacboxyl. Trong phân tử của X có 27,705% O và 18,182% N theo khối lượng. Đốt cháy hoàn toàn m gam X thu được a mol CO2 và b mol H2O. Tính m biết a – b = 0,06
Hỗn hợp X gồm etanol, propan-1-ol, butan-1-ol và pentan-1-ol. Oxi hóa không hoàn toàn một lượng X bằng CuO nung nóng, sau một thời gian thu được H2O và hỗn hợp Y gồm 4 anđêhit tương ứng và 4 ancol dư. Đốt cháy hoàn toàn Y cần dùng vừa đủ 21 lít O2 (đktc), thu được H2O và 15,12 lít CO2 (đktc). Mặt khác, cho toàn bộ lượng Y trên phản ứng với lượng dư dung dịch AgNO3 trong NH3, đun nóng. Sau phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được m gam Ag. Giá trị của m là
A. 27,0. B. 43,2. C. 64,8. D. 32,4.
Ba chất hữu cơ X, Y, Z thành phần đều gồm C, H, O đều có phân tử khối bằng 74, trong đó X, Y là đồng phân của nhau. Cho 0,35 mol hỗn hợp Q gồm X, Y, Z phản ứng hoàn toàn với lượng dư dung dịch KHCO3, thu được 5,152 lít CO2 (đktc). Mặt khác 0,35 mol Q phản ứng hoàn toàn với lượng dư dung dịch AgNO3/NH3, thu được 54 gam Ag. Phần trăm khối lượng của Z trong Q có giá trị là:
A. 47,11% B. 37,14% C. 39,22% D. 49,33%
Dung dịch X và dung dịch Y là các dung dịch HCl với nồng độ mol tương ứng là C1 và C2 (Mol/lít), trong đó C1 > C2. Trộn 150 ml dung dịch X với 500 ml dung dịch Y, thu được dung dịch Z. Để trung hòa 1/10 dung dịch Z cần 10 ml dung dịch hỗn hợp NaOH 1 M và Ba(OH)2 0,25 M. Mặt khác lấy V1 lít dung dịch X chứa 0,05 mol HCl trộn với V2 lít dung dịch Y chứa 0,15 mol HCl thu được 1,1 lít dung dịch. Giá trị của C1 và C2 tương ứng là:
A. 0,5 và 0,15 B. 0.6 và 0,25 C. 0.45 và 0,10 D. 1/11 và 3/11
Hợp chất hữu cơ A chứa C, H, O thuộc loại hợp chất no, mạch hở và chứa hai loại nhóm chức. Khi thủy phân A trong môi trường axit vô cơ loãng, thu được ba chất hữu cơ B, D, E. Biết B, D đều thuộc loại hợp chất đơn chức, có cùng số nguyên tử cacbon trong phân tử và đều tác dụng với Na giải phóng H2. Khi đốt cháy hoàn toàn B thu được khí CO2 và hơi nước có thể tích bằng nhau. Mặt khác, đốt cháy hoàn toàn một ít D thì thu được CO2 và H2O có tỉ lệ mol bằng 2 : 3. Khi cho 1,56 gam E tác dụng hết với dung dịch AgNO3 trong NH3 dư (hay [Ag(NH3)2]OH) thì thu được 3,24 gam Ag và chất hữu cơ F. Biết phân tử khối của F lớn hơn phân tử khối của E là 50 (u). Các thể tích khí và hơi đo ở cùng điều kiện nhiệt độ và áp suất. a) Xác định CTCT của B, D, E, từ đó suy ra cấu tạo của A. b) Viết các phương trình hoá học xảy ra?
Hợp chất hữu cơ mạch hở X chứa các nguyên tố C, H, O và chứa hai loại nhóm chức. Thuỷ phân X trong dung dịch axit vô cơ loãng thu được ba chất hữu cơ A, B, D đều là hợp chất hữu cơ no. Biết A, B đều thuộc loại hợp chất hữu cơ đơn chức có cùng số nguyên tử cacbon trong phân tử và đều tác dụng với Na giải phóng H2. Khi đốt cháy hoàn toàn A thu được khí CO2 và hơi nước có thể tích bằng nhau ở cùng điều kiện. Khi đốt cháy hoàn toàn một lượng chất B thì thu được 2,24 lít CO2 (ở đktc) và 2,7 gam nước. Khi cho 3,12 gam chất D tác dụng hết với dư AgNO3 trong dung dịch NH3 thì thu được 6,48 gam Ag và chất hữu cơ E. Biết khối lượng phân tử của E lớn hơn D là 33 đvC. Số công thức cấu tạo thỏa mãn tính chất của X là:
A. 3 B. 4 C. 1 D.2
Loga.vn - Cộng Đồng Luyện Thi Trực Tuyến