Cho hỗn hợp gồm 5,6 gam Fe và 6,4 gam Cu vào dung dịch H2SO4 loãng, dư. Phản ứng xong, thu được V lít (đktc) khí H2. Giá trị của V là
A. 4,48. B. 1,12. C. 3,36. D. 2,24.
Chỉ có Fe phản ứng với H2SO4 loãng.
—> nH2 = nFe = 0,1
—> VH2 = 2,24 lít
Cho các polime: poli(vinyl clorua), polietilen, policaproamit, tơ nilon-7, xenlulozơ triaxetat và cao su buna-N. Số polime thuộc loại chất dẻo là
A. 5. B. 2. C. 3. D. 1.
Hỗn hợp X gồm KHCO3 và Na2CO3. Cho m gam X tác dụng với dung dịch Ca(OH)2 dư, thu được 0,12 mol kết tủa. Mặt khác, 2m gam tác dụng với dung dịch HCl dư, thu được V lít khí. Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Giá trị của V là
A. 3,584. B. 1,792. C. 2,688. D. 5,376.
Đun nóng hỗn hợp X gồm 0,1 mol etilen; 0,1 mol vinylaxetilen và 0,3 mol hiđro với xúc tác Ni một thời gian, thu được hỗn hợp Y có tỉ khối so với hiđro bằng 10,75. Cho toàn bộ Y vào dung dịch brom dư thấy có tối đa a mol brom phản ứng. Giá trị của a là
A. 0,3. B. 0,2. C. 0,4. D. 0,05.
Cho sơ đồ chuyển hóa sau: K2Cr2O7 + FeSO4 + H2SO4 → X; X + NaOH dư → Y; Y + Br2 + NaOH → Z. Biết X, Y và Z là các hợp chất của crom. Hai chất Y và Z lần lượt là
A. Cr(OH)3 và Na2CrO4. B. Cr(OH)3 và NaCrO2.
C. NaCrO2 và Na2CrO4. D. Cr2(SO4)3 và NaCrO2.
Thực hiện các thí nghiệm sau: (a) Cho dung dịch BaCl2 vào dung dịch KHSO4. (b) Cho dung dịch NaOH vào dung dịch Ca(HCO3)2. (c) Cho dung dịch NH3 tới dư vào dung dịch Fe(NO3)3. (d) Cho dung dịch NaOH tới dư vào dung dịch AlCl3. (e) Cho kim loại Cu vào dịch FeCl3 dư. Sau khi các phản ứng kết thúc, số thí nghiệm thu được kết tủa là
A. 4. B. 2. C. 3. D. 5.
A và B là 2 hidrocacbon ở thể khí trong điều kiện thường, biết: * Khi đốt cháy mỗi chất với số mol bằng nhau sẽ cho số mol nước bằng nhau * Trộn A với lượng oxi (lấy gấp đôi so với lượng oxi cần cho phản ứng đốt cháy hết A) được hỗn hợp X ở 0 độ C, áp suất p atm * Đốt cháy hết X, tổng thể tích khí thu được sau phản ứng ở 273 độ C , áp suất 1,5p atm gấp 1,4 lần thể tích của hỗn hợp X * B có các nguyên tử Cacbon cùng nằm trên một đường thẳng, có khả năng làm mất màu dung dịch Brom. Xác định công thức phân tử, viết công thức cấu tạo A,B
Cho sơ đồ các phản ứng sau (theo đúng tỉ lệ mol): (a) 2X1 + 2H2O → 2X2 + X3↑ + H2↑ (b) X2 + CO2 → X5 (c) 2X2 + X3 → X1 + X4 + H2O (d) X2 + X5 → X6 + H2O Biết X1, X2, X4, X5, X6 là các hợp chất khác nhau của kali. Các chất X4 và X6 lần lượt là
A. KClO và KHCO3. B. KCl và KHCO3.
C. KCl và K2CO3. D. KClO và K2CO3.
Từ X thực hiện các chuyển hóa sau (theo đúng tỉ lệ mol): (1) X + 2NaOH → 2X1 + X2 + H2O (2) X1 + HCl → Y + NaCl (3) X2 + CuO → Z + Cu + H2O (4) X1 + NaOH → CH4 + Na2CO3 Biết X là chất hữu cơ mạch hở, có công thức phân tử C6H10O5. Nhận xét nào sau đây sai?
A. X có mạch cacbon không phân nhánh.
B. X2 là hợp chất hữu cơ đa chức.
C. Y có tên gọi là axit axetic.
D. Z là anđehit no, hai chức, mạch hở.
Thực hiện các thí nghiệm sau: (a) Đun nóng nước cứng tạm thời. (b) Điện phân dung dịch NaCl với điện cực trơ, màng ngăn xốp. (c) Cho Fe(OH)2 vào dung dịch H2SO4 đặc, nóng. (d) Nung nóng KMnO4. (e) Nhúng thanh Zn vào dung dịch hỗn hợp gồm CuSO4 và H2SO4 loãng. Sau khi các phản ứng kết thúc, số thí nghiệm sinh ra chất khí là
A. 5. B. 3. C. 2. D. 4.
Trộn dung dịch A gồm Na2CO3 1M và NaOH 3,5M với dung dịch B chứa Ba(HCO3)2 0,5M và NaHCO3 0,5M kết thúc phản ứng thu được x gam kết tủa và 480 ml dung dịch C. Cho từ từ dung dịch Ba(HCO3)2 0,5M vào dung dịch C đến khi thu được kết tủa tối đa thì dừng lại thấy dùng hết 560 ml dung dịch Ba(HCO3)2. Biết các phản ứng xảy ra ở điều kiện thường. Giá trị của x là ?
A. 3,94 B. 11,82 C. 15,76 D. 19,7
Loga.vn - Cộng Đồng Luyện Thi Trực Tuyến